Thợ săn và con mồi

Lúc tôi vừa mở mắt, đã thấy đồng chí G ngồi bên cạnh, tôi nhìn quanh, thấy trong xe, chỉ có tôi và nó. Tôi đang nằm, trên một băng ghế dài. Tôi nhìn ra những ô cửa. Phía bên trái, tôi thấy, xe đang nối tiếp đi qua, những ngọn đồi lớn nhỏ, thỉnh thoảng, tôi thấy những dòng suối, chảy men theo đất đá. Phía bên phải, tôi thấy, những hàng cây cao lớn, thỉnh thoảng, giữa chúng có một đoạn nghỉ, để bày ra trước mắt tôi một thung lũng, sâu hút. Tôi cố nghiêng đầu đến sát cửa xe, để tìm bầu trời, trời xám xịt, mây xám xịt, lòng tôi cũng xám xịt. Chưa kịp hỏi chuyện gì đã xảy ra, ở quán, và chuyện gì đang xảy ra, ở đây, thì Đồng chí G, vỗ vai tôi, rồi nói, thôi anh nghỉ ngơi, bây giờ, đừng nghĩ ngợi. Tôi gật đầu, rồi vờ như nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt, nhưng đôi mắt tôi đang nhắm chặt, là để nghĩ ngợi. Tôi nghĩ, về đêm hôm trước, là một, hai, hay ba đêm trước, tôi vẫn chưa rõ, tôi cũng không muốn mở miệng, để hỏi Giang, vì bây giờ, miệng tôi, là từ não tôi mà ra, mà não tôi, thì chẳng nghĩ được gì cho đúng đắn, chuyện cô Mây, não tưởng Mây là con mồi, còn nó là thợ săn. Hoá ra, người giả câm điếc, là cô Mây, người giả vờ, là cô Mây. Cô Mây, lúc đòi hai chùm chìa khoá, một chùm tôi đang dùng mỗi ngày, màu đỏ, và chùm-bốn, màu xanh, cổ không đợi tôi thắc mắc, đã giơ súng ra uy hiếp. Khẩu súng, tôi còn nhớ như đã in vô não hàng-tấn-giấy-A4, nó có màu đỏ tươi, như màu máu, khẩu súng trong suốt, các cạnh bo tròn, làm thoạt nhìn, thì tưởng như súng-đồ-chơi. Nên tôi định nói, thôi em đừng đùa giỡn nữa, tôi tưởng cổ đùa, nhưng ánh mắt Mây lúc đó, dù đã có bóng từ chiếc nón đen che khuất, tôi còn nhớ, là ánh mắt vô tình, tôi không nhìn thấy một sự lưỡng lự nào. Não tôi lại liều lĩnh, nó đưa chỉ thị cho miệng, hỏi cô Mây xem, tại sao em lại đòi bộ chìa khoá? Vừa dứt lời, Mây hướng họng súng vào góc phòng rồi bóp cò, bụpppp, phát súng qua nòng giảm-thanh để lại một vết đạn sâu, nứt toác một khoảng tường, xong cổ lại hướng súng, về phía tôi. Lúc này, não đã hiểu sự tình, nó ra lệnh cho cơ thể, đổ một lớp mồ hôi như lũ lụt, nó ra lệnh cho đôi tay, giơ cao lên để đầu hàng, rồi nó lại ngoan cố, buộc miệng một câu hỏi cuối. Miệng tôi hỏi, em là ai? Và lại một phát đạn nữa, bụpppp, găm xuống đất cạnh chỗ tôi đang đứng. Mây nói, phát thứ ba, sẽ ở giữa thái dương.

Nằm trên băng ghế, mắt vẫn nhắm, tôi nghĩ, ba phát súng, Mây đã nghĩ gì lúc đó? Tôi phân tích, ở một khoảng cách gần như thế, cổ có thể lấy mạng tôi như lấy đồ trong túi. Hai chùm chìa cổ cần, đều đã nằm ngay trước mắt, một chùm trong túi quần, chùm còn lại móc trên ba-lô-bao-tử, đang đeo trước ngực, vậy là cổ chưa muốn giết tôi. Việc này có thể nằm ở hai lý do, thứ nhất, tôi vẫn còn thứ gì đó mà cổ cần, ngoài những chùm chìa khoá, hoặc thứ hai, là cổ không nỡ xuống tay. Tôi nghiêng về lý do thứ hai (thực ra tôi hy vọng thế), rằng cổ chỉ muốn đe doạ, miễn là tôi làm theo lời yêu cầu, thì cổ để tôi sống. Nhưng đến phát thứ ba, thì tôi bối rối, bởi vì trước đó một tích-tắc, Đồng chí G đã phá lớp cửa kiếng để xông vào, trên tay nó cũng có súng. Nó vừa xông vào, mang theo những ồn ào của nhiều mảnh thuỷ tinh vỡ vụn, thì cũng trong một tích-tắc Mây bóp cò, viên đạn lần này găm vào chân tôi, khiến tôi ngã quỵ, rồi ngất đi. Tôi không biết, có phải nhờ Giang, mà viên đạn không cắm vào thái dương, hay không, vì vậy tôi cũng chưa thể kết luận, tôi vẫn còn sống là vì lý do gì. Trong tích-tắc cuối cùng trước khi ngất đi, tôi thấy Mây thoát ra cửa chính, như một bóng ma, cái cô hàng ngày bận rộn ở quầy, tính toán thu-chi minh bạch từng đồng, bây giờ liền một bộ đồ đen u ám. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy, tôi là thằng ba-lăm đần độn nhất đường Nguyễn Đình Chiểu, vì chỉ có thể là quân giết người, chứ không có một gái nhà lành nào, ngay hôm đầu tiên ghé quán, rồi ngủ lại luôn như thế, rồi cái thằng hàng ngày ghé làm bài tập vật lý, giảng giải mớ triết lý con mèo-cái hộp rẻ tiền, giờ tay cũng lăm lăm súng-ngắn. Thế giới xung quanh đảo lộn. Chưa hết, vậy cũng có nghĩa là, Mây đã biết về mớ chùm-bốn và tự-khuây-khỏa từ lâu. Rồi cả những giọt nước mắt kịch-nghệ, những giận hờn kịch-nghệ, rồi tuồng ở-rể. Tôi không hiểu nổi, tự dưng có người lại cần, bốn chùm chìa khoá nhà, để làm gì? Cả bốn chùm, rõ ràng tôi đã kiểm tra, mỗi chùm có bốn chìa, để mở cửa chính, cửa phòng làm việc, phòng tắm và phòng ngủ, không có một manh mối nào, hay một dấu chỉ nào, để mở ra kho báu. Chìa khoá mở ra một kho báu, thường chỉ một, hoặc cao nhất là hai, đằng này tới bốn chùm, thì vô lý quá. Trong đầu tôi, đang có quá nhiều câu hỏi. Cuộc đời tôi qua một đêm, như lộn ngược, rồi lăn vòng, cứ mỗi vòng, là một mê cung không lời giải. Mà Mây, là chốt chặn cuối cùng. Tôi không thể hiểu nổi vì sao, cũng là người xin lỗi cái-lò-nướng, lại muốn cướp đi sinh mạng của một con người bằng-xương-bằng-thịt, không hề có thù hận gì, chỉ vì mớ chìa khoá nhà. Tôi không thể thôi nghĩ đến cổ. Tôi cũng không thể thôi nghĩ, đời không như là mơ, để có cái chuyện, sát thủ yêu con mồi, như phim hành động của tụi đế quốc. Buổi đêm hôm đó, cả ba bộ chỉ huy, đều ra lệnh cho mắt mở to. Sát thủ gì, mà nhìn như giai nhân, người như thế, cần gì phải đợi đến con mồi, tình yêu mới nảy nở? Sao lại phải chờ, tới một thằng tối dạ như tôi? Một thằng ba-lăm, mà bị cô ả hai-lăm, dắt mũi? Không ngờ, lúc tôi được nhìn Mây trong một bộ xiêm y, phô diễn những đường cong tuyệt đẹp như thế, lại là lúc cổ cầm súng. Và bóp cò. Tôi tự hỏi, như nhạc sĩ họ Trịnh từng hỏi, như chúng ta trong đời ai cũng từng hỏi. Tôi là ai, bạn là ai, Mây là ai, Đồng chí G là ai. Tại sao cổ lại tìm đến tôi, như thế này, tại sao trên đường đời chúng tôi lại giao nhau, bên họng súng? Không một câu trả lời thỏa đáng nào, ngoài tiếng vọng của rừng núi. Tôi thôi tự hỏi bản thân, mà bắt đầu gượng dậy, bàn chân phải tôi ê ẩm, tôi nhìn quanh núi rừng, xe vẫn chạy đoạn đường đèo êm ả. Tôi nhìn chiếc đồng hồ đeo tay, bây giờ là 5 giờ 22 phút. Giữa những hàng thông nối đuôi nhau như vô tận, mở ra một khoảng không gian vừa đủ, để ánh hoàng hôn chiếu rọi, đi qua mái đầu Đồng chí G, rồi dừng lại ở chùm chìa khoá màu xanh, thứ mà tôi vẫn chưa kịp đưa cho Mây. Ngồi trong xe bây giờ, như trong một căn phòng, choáng đầy những tia nắng chiều. Đẹp quá. Đủ để tôi mở miệng trước khi não kịp suy nghĩ, tôi nói rằng chiều nay đẹp quá, rồi hỏi Giang, nó đang đưa tôi đi đâu. Giang lúc này đang suy tư, mắt nó dán vào màn hình điện thoại đã một hồi lâu, nó quay sang trả lời, rằng chúng tôi, đang trên đường, đến Đà Lạt.

Lúc tôi vừa mở mắt, đã thấy mình nằm trong một căn phòng áp mái, trời hừng đông, tôi trở dậy, hơi khó khăn, đi từng bước ra ô cửa, tôi mở cửa, để nhìn ra ngoài. Bên ngoài, bầu trời quang đãng, gió lạnh nhân lúc cánh cửa mở, ùa vào căn phòng, vốn đã âm u. Cái lạnh buổi sớm Đà Lạt, lùa vào từng cơn, làm tôi lạnh thấu xương, nhưng tôi cố nán lại một lúc, để nhìn quanh. Buổi sớm Đà Lạt, như bao buổi sớm tôi từng ở đây, tôi hít thở một hơi thật sâu, vẫn là mùi đất hoà lẫn với cỏ cây, tôi nghe tiếng gió lất phất bên ô cửa, tiếng chim hót ngay trên mái nhà, hoà lẫn trong tiếng côn trùng, và tiếng bọn chó-cỏ đang sủa từ nhà hàng xóm. Căn nhà tôi đang ở, nằm trên một ngọn đồi, lối vào nhà, là hai hàng thông chạy một đường thẳng tắp, trước khi dừng lại ở một đoạn đài phun nước, được xây theo hình vòng cung. Tôi nhìn xuống, thì thấy, căn nhà có ba tầng, một trệt, và hai lầu. Giang đang ngồi ăn sáng ở tầng trệt, với Linh, và một người phụ nữ chừng sáu-mươi, mà Giang gọi là Bà Vú. Bà Vú, nhác thấy tôi, đã gọi như người quen, là bé Đăng, rồi mời tôi ngồi ăn sáng. Bà đứng dậy đi ra gian bếp, chừng năm phút sau thì quay lại với một dĩa ốp-la, thịt nguội, và hai ổ bánh mì nóng hổi. Tôi ngồi ăn và tán gẫu với Giang, với Linh, tôi hỏi Giang lần thứ bao nhiêu tôi không còn nhớ, rằng chuyện gì đã xảy ra, tại sao Giang có súng, Mây hiện giờ ở đâu, vân vân và vân vân. Tôi đã hỏi như thế, ngay từ lúc vừa xuống xe, tôi hỏi cả cô Linh, vốn đang lái xe khi Giang ngồi cạnh tôi. Cả hai đều thống nhất, trả lời, rằng chưa phải lúc. Dặn tôi, chờ Phương, ảnh đang thu xếp mọi việc ở Mũi Né, vài ngày ảnh lên tới, ảnh kể hết cho anh, tất cả mọi người, không ai biết rõ mọi thứ, tạm thời, chỉ cần biết, bọn em, là người của ông ngoại anh. Bây giờ, anh nghỉ ngơi vài bữa, rồi mình tính tiếp. Bà Vú, cứ gọi tôi là bé Đăng. Rồi nói rằng, bà đã chăm sóc tôi từ thuở mới lọt lòng. Rằng tôi, giống mẹ tôi. Tôi gọi Bà vú không phải theo cách gọi danh xưng, vì ở tuổi của tôi, gọi một người sáu-mươi là cô, thậm chí là chị, thì đều được. Bà Vú, là tên. Và dường như không ai biết tên thật của bà. Ai hỏi tới bà chỉ nói, hãy gọi tôi là Bà Vú. Sáu-mươi, nhưng bà khỏe khoắn, và nhanh nhẹn. Sáu-mươi, bà có vóc người cân đối, làn da lấm tấm đồi-mồi, chứ không nhăn-nheo. Sáng nay, bà mặc đồ bà-ba, rồi khoác một bộ áo len ngoài. Bà nói chuyện nhiều, và nói lớn, vang cả một ngọn đồi, như cả khu này, chỉ có một tiếng người, duy nhất. Lẽ ra, tôi định sẽ kết thúc chuyện này theo một cách hoàn toàn khác. Tôi định, sẽ ghé chỗ Phương, hỏi thuê đảo của nó đôi ngày, để làm một bữa tiệc chia tay, cho cô Mây. Tôi định, mời thêm những vị khách quen, tôi mời Giang, anh Hố Đen, nhà Kẹo Đồng, chú Phong, cùng ra đảo làm một bữa tiệc nướng, rồi tôi cho nó đội lốt, tiệc tri-ân-cuối-năm, cho khách hàng thân thiết của quán. Tôi định, sẽ mang cơ man là thức ăn, đủ mọi loại bia thủ công trứ danh, để đãi một bữa ra trò. Rồi khi khách mời đã say sưa hết cả, tôi định, sẽ đưa Mây lên ngọn hải đăng, tôi sẽ, để cho ván-đóng-thuyền, để tôi nắm đằng-chuôi, rồi buộc cổ, và ông bà chủ tiệm điện thoại ở Sài Gòn, hãy quên cái chuyện ở-rể đi. Tôi còn định, nhờ Phương, ghi âm lại một đoạn ASMR, để làm bằng chứng. Nếu Mây cự tuyệt, thì trong phương án thứ hai, tôi định vờ đầu-hàng, bằng cách đợi đến hôm Mây lên xe về Sài Gòn, tôi canh cho xe chạy chừng năm phút, thì sẽ đuổi theo cổ, như đoạn kết của những bộ phim tình cảm đế quốc, tôi đuổi theo, và gào tên Mây, rồi hứa hẹn suông, rằng tôi-đợi, tôi-ở-rể, rằng yêu-xa, vân vân và vân vân. Nhưng chuyện lại rơi vào phương án thứ ba, một trường hợp mà tôi hoàn toàn không dự tính, rằng cô Mây, định ám sát tôi. Cuộc đời, hiếm khi cho chúng ta những bài toán đơn giản, như một cộng một bằng hai, hay hai nhơn hai là bốn. Cuộc đời, bày ra một chuỗi những dòng chảy, mà nó đan vào nhau chằng chịt, ở những đoạn chảy xiết, ta không còn biết được, chỗ nước này, đến từ dòng chảy nào. Muốn đi từ điểm A đến điểm B không chỉ là một đường thẳng, mà phải coi, ở điểm A, gói ghém tư trang như thế nào, cho nó lô-gíc, rời đi như thế nào, cho nó tình cảm, rồi phải xem coi, ở điểm B, anh công an phường, chị tổ trưởng, có chịu đóng mộc, cho tạm trú, và tất cả những vấn đề đó, không thể giải quyết như những gạch đầu dòng, thứ tự từ trên xuống. Vì, có khi đến sát ngày rời đi, thì mới giải quyết xong chuyện tình cảm với A, rồi đi được nửa chặng đường, thì mới lấy hết được hành lý, còn ở điểm B, có tạm trú được hay không, chỉ có thể biết, khi ta đã có mặt ở đó, một thời gian. Cuộc đời bày ra những tình huống trớ trêu, như khi ta mua một ổ bánh-mì-thịt, dặn cô chủ, là để nhiều bơ nhưng không để ớt, nhưng cô lại trộn cả hai, ta giở ra một ổ bánh mì không như ý, nhưng làm thế nào? Bỏ, không ăn nữa? Nhắm mắt cho qua thì cũng không được. Lần ngón tay vào để vớt ra thì không vệ sinh. Tìm được một thứ vệ sinh để vớt ra thì chắc gì đã vớt hết? Vớt hết rồi chắc gì không còn cảm giác cay? Cuộc đời bày cho tôi một trò chơi với cô Mây, sát thủ, nhưng thích tặng quà lưu niệm, tặng cho anh Hố Đen một cây viết mạ vàng để ghi nhật ký, một cây viết trông rất là ra-gì, người tặng chắc hẳn phải rất ra-gì, thậm chí là một người ghi sổ tay lão luyện, và hiển nhiên trong đó toàn tên của nạn nhân. Tôi không khỏi thắc mắc, trong quyển sổ tay, cổ ghi tên tôi như thế nào, thằng-nạn-nhân này được ghi ra, là Đăng Bông, ĐB, Bốn-chùm-chìa-khoá, không biết nó có được một danh xưng nào, như Anh ĐB, hay cuối cùng, nó chỉ là một mã số, định theo ngày nhận nhiệm vụ và số tiền thưởng. Rồi khi cổ hoàn tất công việc, thì giở cuốn sổ, gạch tên, rồi bước đi như chưa từng có chuyện gì. Tưởng tượng, một cô em xinh đẹp mặc đầm xanh đêm đi dạo biển, trên tay cầm một nghĩa-trang, tôi cảm thấy hài hước chết được. ** Bây giờ, manh mối duy nhất cho toàn bộ câu chuyện, có thể là ở ông ngoại tôi, mà ông tôi thì đã mất cách đây hai năm. Ông ngoại tôi, trong thời chiến tranh, ông giữ chức đại tá trong lực lượng kháng chiến. Bà tôi kể, ngày đó, có khi mấy tháng mới gặp ổng một lần, vậy mà ổng vẫn kịp, cho bà tám đứa con. Ngày mẹ tôi ra đời, ông vừa đánh xong đồn Biên Nhiên, nên đặt tên mẹ tôi là Nhiên. Ngày ông mất, người ta đi đưa tiễn một đoạn dài, khắp các ngã đường Tây Đô. Trước ngày ông mất, ông có gọi cho tôi, như mọi thứ đã được chuẩn bị trước, rằng, thằng Đăng, cháu của ông, con phải trưởng thành lên, để có thể gánh vác trách nhiệm. Rằng, khoảnh đất ông để lại cho con, phải giữ gìn như một kỷ vật gia đình, không được bán. Tôi gọi cho bà ngoại tôi để hỏi một thông tin, như mọi khi, tôi hay chọc phá bà, tôi gọi bà-ngoại, là bà-nội, tôi hỏi, sao, bà-nội trẻ khoẻ không. Thế là sau đó tôi đón nhận một tràng những, mụ nội mày, ông già mày, đĩ mẹ mày, thằng chó, và dĩ nhiên sau đó, là năn nỉ, mày về thăm tao, tao làm vịt nấu chao, tao làm bánh xèo, cho mày ăn. Bà tôi, già nhăn-nheo, chân tay như đã rã rời hết cả, nhưng mỗi khi làm vịt cho thằng cháu, là dặn vịt xiêm loại nhất, và thức từ 5h sáng để nhóm lửa. Suốt đời bà chỉ loanh quanh trong bếp lửa, chuyện binh lửa, là chuyện thiên hạ. Ông tôi, cũng ít khi nào kể cho bà nghe về cuộc chiến, nên nếu tôi có hỏi về kế hoạch nào đó của ông, thì bà cũng không thể biết. Tuy nhiên, những thói quen và mọi điều vặt vãnh về ngài đại tá, thì bà biết rõ. Nên tôi hỏi, hồi đó giờ, bà có từng thấy ông, dùng mấy chùm chìa khoá xanh đỏ? Bà trả lời ngay, như mọi thứ về ông, luôn nằm ở ngăn dễ lấy nhất trong trí nhớ, bà trả lời, rằng ông ngoại mày, có bốn chùm chìa như thế trong tủ, nhưng bà chưa từng thấy đem ra xài, nó có bốn màu, sơn trên cán gỗ, xanh, đỏ, đen và xám. Giữa mối tơ vò, tôi chọn một phương án khả dĩ, là ngồi ăn xíu mại ở đường YK. Đây là quán quen, nằm ngay ngã ba một đoạn đường dốc, ăn xong đi bộ chừng vài mươi bước, là tới khu nhà của bà đệ nhất phu nhân thời chế độ cũ. Quán tôi ngồi ăn, là quán ít người biết, tôi quan sát thấy, chủ yếu là những cư dân sống gần đó, rất ít khách vãng lai. Bởi vì nhìn bề ngoài, cái quán trông rất là tiện-thể, vì khách ngồi ăn ngay trong sân nhà gia chủ, vài đôi bàn đá, một cái xích-đu lớn đặt ngay giữa sân và dàn cây kiểng nằm men theo bờ tường. Tiện thể, vì bếp ăn của gia đình, cũng là bếp của quán. Chủ quán có hai căn nhà, căn trước bán bách hóa, căn sau bán xíu mại, để đến quán, tôi phải đi ngang khu bách hoá, rồi luồn qua một cánh cửa nhỏ để vào sân vườn. Lý do tôi thích ăn ở đây, là vì món xíu mại được làm rất giản dị, đúng cách nhà-làm, các cô mang ra một cái chén nhỏ còn nóng hổi, bên trên là vài ba viên thịt, vài cọng hành ngò, kèm theo đó là một dĩa đựng hai ổ bánh mì. Tôi thường gọi thêm một phần chả lụa, mà lúc nào mang ra cũng được cắt thành những khoanh lớn, chả còn nóng hổi. Buổi sớm Đà Lạt, ăn xíu mại, ngồi uống một ly cà phê nóng, lỡ như ông trời lại vô tình, gửi gắm một cơn mưa, mà từng giọt mưa lại đồng điệu với giọt cà phê đắng rơi trong phin, là tôi cứ muốn ngồi mãi ở sân vườn gia chủ. Hôm nay, tôi không ngồi một mình, mà đang ngồi với Xa và Ngộ, một là tài xế, một là cận vệ, mà đồng chí G dặn đi theo tôi. Đồng chí cũng nói với tôi, bây giờ, anh thăm thú Đà Lạt vài ngày, cho khuây khoả. Xa chở anh đi, Xa nắm vùng đất này trong lòng bàn tay, còn Ngộ sẽ lo bảo vệ anh, anh còn trong vòng nguy hiểm, bọn em vẫn chưa biết, chị Mây ở đâu, và sẽ làm gì tiếp theo, nên có người trông chừng anh, sẽ tốt hơn. Mặc dù, em cho rằng, nếu muốn lấy mạng anh, chị đã có thể làm điều đó từ lâu, viên đạn găm vào đùi anh đêm đó, là viên đạn gây-mê, em đoán, là chị Mây muốn em phải phân tán tư tưởng, tập trung lo cho anh, mà không đuổi theo. Tôi nghe mà không nói gì, tôi chỉ thắc mắc, tới nước này, mà Giang vẫn gọi Mây là chị, lẽ ra, phải gọi là cô ả, là yêu quái, đại loại thế. Nó gọi bằng chị, làm tôi cũng không biết, nó là bạn hay thù. Tôi cũng đã thử gọi cho Phương một vài lần, để mong nó có thể trả lời nhanh vài câu hỏi, nhưng khi thì nó trình bày, là vẫn đang điều tra, khi thì ò-í-e. Nếu đúng như Giang nói, thì Phương cũng thuộc hàng sĩ quan, trong hàng ngũ của đại tá Công (là tên ông ngoại tôi), nhưng cho dù là sĩ quan, mà nếu chiếu theo thời phong kiến, tôi là cháu vua, thì tôi cũng là cấp trên, cấp trên gọi, mà thuộc hạ ò-í-e, thì phải cho bay chức. Tôi đang nghĩ, thì bị quấy rầy bởi một đàn chó-con của gia chủ, năm con tất cả, bọn chúng không phải anh em ruột-thịt, thì cũng bà-con-gần, vì con nào cũng cùng độ tuổi, cũng lông trắng đốm đen, cả năm con, đều vây lấy một mình tôi, giữa ba bàn ăn có đến gần mười người đang ngồi, mà chúng chỉ vây lấy tôi, để quấn vào chân, để chờ ăn, hoặc nô đùa với nhau, duy chỉ có một con, mặt nghệ-sĩ, cũng ngồi cạnh bên, nhưng chẳng nói năng gì. Tôi quay sang nói với gia chủ, một câu xã giao, rằng chó dễ thương, rồi hỏi, rằng tặng em một con được không. Cổ gật đầu luôn, nói tôi chọn, con nào cũng được. Tôi không định nuôi chó, vì tôi không muốn gặp phiền phức, nhưng lúc này, tôi đang không có một người bạn nào đáng tin tưởng, không phân biệt được bạn-thù, thế giới quanh tôi đảo ngược, suy nghĩ của tôi rời rạc, tôi hành động rời rạc. Nên tôi chọn, anh chàng nghệ-sĩ, để bầu bạn. Tôi đặt tên cho nó là Bo. Tôi dắt Bo ra khu biệt thự của bà đệ nhất phu nhân, nay đã thành nơi tham quan du lịch. Tôi đi một vòng lớn khắp ngọn đồi, rồi dừng lại ở nơi tôi vẫn hay ngồi, đó là khu hồ bơi. Tôi ngồi, chắp vá những rời rạc, trong khi thằng Bo nằm bên cạnh, trong khi thằng Ngộ, nó cứ đi vòng quanh, rồi dừng lại cách tôi chừng hai mét. Ngộ đeo kính đen, nên tôi không rõ nó đang nhìn đi đâu, Ngộ mặc đồ thường dân, nó khoác áo len, mà tôi đoán, giở áo len ra sẽ thấy một khẩu súng ngắn. Giang nói, Ngộ là tay thiện xạ, bắn nhanh hơn cái-bóng-của-mình. Giang còn nói, Ngộ là một tay tập trung, nó không có khái niệm về ngày-nghỉ, người-đáng-tin, hay nơi-an-toàn. Có lẽ vì vậy, tôi thấy nó cứ đi đi lại lại, nhìn ngó. Bước ra xe, nó đi trước vài bước, rồi mở cửa, cúi người nhìn quanh, trước khi cho tôi bước vào. Thằng Bo, trước khi nhận, nó bồng lên săm soi, từ đầu, tới chân, tới những bộ phận riêng tư, nó giở miệng Bo ra, rồi lấy đèn pin soi vào. Xong hết, nó mới thôi. ** Hai đêm đầu ở gác vắng, tôi phải tự-khuây-khỏa đôi lần, để vơi bớt những suy nghĩ về Mây. Bây giờ tôi đã tưởng tượng khác đi, tôi tạo ra hai bối cảnh. Một, tôi để cô ả mặc bộ đồ đen, y như đêm cổ hướng họng súng vào tôi, không gian cũng y như sự kiện, là căn phòng làm việc, lợi dụng lúc cổ sơ hở, tôi cướp súng, để tránh một án-mạng, trước khi giở trò đồi bại. Hai, tôi đưa cổ lên gác vắng, là nơi tôi đang ở, bọn tôi lại làm đủ thứ chuyện người-lớn. Bây giờ, lúc đang ngồi trong căn gác, để ghi nhật ký, tôi mới nhớ, chính xác là trong hai ngày, tôi khuây-khoả năm lần, hai lần nghĩ về sự kiện ám sát hụt, với cảm giác đôi chút thù hận, ba lần còn lại trên gác vắng, với một chút tha thứ. Bây giờ, tôi phải ghi nhật ký, vì tôi không thể khuây-khỏa được nữa, vì tôi ngại, thằng Bo đang ở đây, nằm cuộn tròn một góc, vẫn dáng dấp nghệ-sĩ, mắt nhắm hờ, cứ hướng về chỗ tôi đang ngồi. Tôi lấy ra tờ A4 thứ 15, để ghi nhật ký, tôi định điền vào ô thời gian, nhưng bây giờ, tôi không còn biết gì về ngày-tháng-năm. Thời gian của tôi, kể từ sự-cố-ám-sát, như đã đổ vỡ. Tôi chỉ còn biết, đây là ngày thứ ba tôi ở Đà Lạt. Thời gian của tôi, bây giờ, như bắt đầu lại một dòng chảy mới. Cuộc đời tôi, như bắt đầu một thân phận mới. Ta hãy tạm gọi, ĐB-Mũi-né là một dòng chảy, của một thằng-ngây-ngô, còn ĐB-Đà-Lạt, là một dòng chảy của một thằng-rời-rạc. Cầm thằng-rời-rạc trên tay bây giờ, như một khối ru-bíc chưa có lời giải. Tôi đi từ điểm A đến điểm B, đến một cuộc đời mới, vẫn không quên mang theo một vài dư âm. Đêm tôi ngất đi, trước khi khởi hành đi Đà Lạt, Giang vẫn kịp thu xếp bãi chiến trường, và mang theo cho tôi vài thứ. Chiếc ba-lô bao tử, xấp giấy A4, máy tính xách tay, và chiếc loa nghe nhạc ưa thích. Tôi đang ngồi ghi nhật ký trong một buổi chiều mưa Đà Lạt, vừa mở loa để nghe lại Alesund. Bài hát như điểm giao nhau giữa dòng nước chảy xiết, tôi không biết, đây có phải là thứ duy nhất còn sót lại, giữa thằng-ngây-ngô, và thằng-rời-rạc, hay không? Hôm sau, tôi dành cả ngày ngồi trong phòng. Thằng Ngộ, nó ngồi ngay cửa phòng, bắt cái ghế chắn ngay lối đi, tôi thấy, nó vắt súng bên hông, rồi ngồi như pho tượng đá, suốt cả ngày. Nửa đêm, tôi mở cửa xuống nhà kiếm chút đồ ăn, thì thấy nó đang ngồi đọc truyện tranh, nó đọc đô-rê-mon, tập truyện dài, lâu đài dưới đáy biển, để chống buồn ngủ. Dưới nhà, là chỗ thằng Xa trấn giữ, nó giăng mùng ngay gần cửa ra vào, trước cửa, là chỗ chiếc xe đậu. Ngộ dặn tôi, tuyệt đối không được đứng ngoài cửa sổ, vì lỡ có một thằng bắn tỉa, thì nguy. Nó vào phòng, khép cửa, khép màn kín-mít, rồi dời cái bàn tôi ngồi ghi nhật ký, tránh xa ô cửa. Cả ngày tôi quanh quẩn trong phòng, chẳng khác nào một thằng tù nhân. Buổi sáng tôi giải quyết công việc của Du Mục, xong thì nằm nghe nhạc. Tôi nằm trên giường, thằng Bo nằm ngay chân giường. Tôi nghĩ ngợi, nhớ cái quán bia ở Mũi Né, hôm rời đi, thu xếp mọi thứ xong, thì Giang treo cái bảng đóng cửa, rồi hôm sau gọi cho anh Hố Đen, nhờ ảnh thỉnh thoảng trông chừng. Bây giờ, chắc cái quán đang buồn, như nghĩa trang. Tôi nhớ những đêm, cô ả hồ ly loay hoay làm bếp, còn tôi đứng rót bia, gần 11 giờ đêm, bọn tôi ngồi ăn cơm trắng với món cá, cạo ra cả lớp cơm nguội, ngồi ăn, vừa uống món bia-đen-pha-sữa, vừa nói những chuyện lặt vặt. Tôi nhớ, tôi ngồi ăn, và ngửi, tôi ngửi mùi cá thơm, tôi ngửi mùi biển, và tôi ngửi mùi tóc Mây. Bây giờ, tất cả những gì tôi ngửi thấy, là mùi thuốc súng. Bây giờ, tôi ám ảnh liên miên. Hôm trước đang ngồi ăn trưa, Giang đứng dậy, với tay ra giữa bàn lấy dĩa xà-lách, cũng làm tôi giật mình né sang một bên trong vô thức, vì tôi tưởng, có ai đó đang dí súng, vào thái dương. Bây giờ, tôi đang đứng ở gian bếp, nhìn quanh đống đồ ăn Bà Vú để sẵn, để tìm một món cá, tôi lấy mớ rau sống trong tủ lạnh, bới cơm, rồi bày ra bàn. Tôi ngồi ăn và nghĩ ngợi viễn vông, về thời đại tôi đang sống, thời đại của tuần-này, dù chỉ mới diễn ra, nhưng nó như một kẻ gạt bỏ mọi luật lệ. Thời đại của tôi trước đêm cô Mây hiện nguyên hình, nếu muốn ám sát một ai đó, không thể cứ thế lẻn vào rồi bóp cò, mà mọi thứ phải đúng-quy-trình, phải có động-cơ, nguyên-nhân, kết-quả, chứ không thể có chuyện, mới hôm trước khóc lóc, năn nỉ người khác ở-rể, thì hôm nay lại lăm lăm tay súng, như thế được. Điều đó thật phi lý, ngỡ như Mây hôm-trước và Mây hôm-sau, là hai con người, của hai thế giới, đi song song, rồi vô tình gặp nhau ở một đoạn nước chảy xiết, mà vì một nguyên do nào đó, không ai còn nhớ mình đang ở đâu, và từ đâu. ** Tôi thơ thẩn đi dọc khắp mọi ngả đường ở đồi Huy Hoàng, nơi tôi đang tá túc. Tôi thơ thẩn đi trong mưa bụi Đà Lạt. Tôi buồn hiu hắt. Ở đồi, mỗi lần muốn ra ngoài, tôi phải báo trước cho Ngộ, để nó làm đủ mọi thủ tục tác chiến, nào là, giả vờ điều vài ba chiếc xe-hơi lần lượt đậu trước cửa nhà rồi rời đi. Rồi trước khi tôi bước ra ngoài, nó gọi cho tổ đội cây-cảnh đang làm nhiệm vụ xung quanh đó, phải đi lòng vòng khám xét. Giang cứ nói mãi, Đà Lạt là vùng phi-quân-sự, không bên nào được nổ súng, mà thằng Ngộ cứ phải đúng-quy-trình. Cuộc đời tôi sau một đêm, từ một thằng chủ quán bia vô danh, được nâng lên tầm nguyên thủ quốc gia. Nếu có một điều gì mà tôi luôn né tránh, thì đó là sự nổi tiếng. Tôi sợ một cảm giác, đi đâu, gặp ai, ngồi chỗ nào, người ta cũng biết mình là ai, tôi sợ làm cái gì, người ta cũng để ý. Cuộc đời tôi sống, chỉ mong được sống trong tâm trí vài chục người, là giá chót. Rủi thay, một trong vài người đó, lại xem tôi như một nhiệm vụ, để mà ghi-chép, gạch-bỏ. Tôi đi trong mưa bụi Đà Lạt buồn hiu hắt, ở trung tâm ngọn đồi, có một gò đất nhô cao lên, trên đó có một khoảng đất rộng nhìn ra khắp thành phố. Tôi đòi đi lên, thì Ngộ lại can gián, rằng phải đề phòng bọn bắn tỉa. Tôi nói, thôi cứ để nó bắn, biết đâu bắn xong, nghe thằng ĐB gục ngã trên đồi, thì hồ ly mới xuất hiện, để ghi chép, vân vân và vân vân. Tôi đứng trên đỉnh đồi, dưới cơn mưa bụi, để lấy điện thoại ra, gọi cho hết người quen trong danh-bạ. Tôi gọi cho ba, cho mẹ, cho bà ngoại, hỏi thăm sức khỏe, rồi nói rằng tôi, đang đi du lịch, riêng với bà ngoại tôi không nói du lịch, mà tôi nói, trá-vồ, vân vân và vân vân. Tôi gọi cho anh Hố Đen, ổng vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Ổng cứ đinh ninh, rằng tôi dắt Mây đi du lịch, để ý đồ, để ván-đóng-thuyền. Ổng vẫn lo, rằng tôi làm cô Mây khổ, vân vân và vân vân. Tôi gọi cho Cha, Cha hỏi thăm, rằng tôi đã thú tội, với cô Mây tội-nghiệp chưa, vân vân và vân vân. Tôi đi đi lại lại trên đỉnh đồi, mưa lất phất trên vai áo, trên tóc, tôi vừa nói chuyện với Cha vừa giơ tay lên cao, tôi nói như đang la hét, tôi mặc chiếc áo thun màu đỏ, màu của tấm bia-ngắm, cố ý để bọn bắn tỉa thấy. Tôi vừa giơ tay, vừa đọc kinh, cho Cha nghe, để lỡ cô Mây lại bóp cò, lần này là đạn sát-thương, thì tôi cũng kịp để Cha làm xong nghi lễ. Tôi sẽ nằm trên vũng máu, lất phất trong mưa, máu và mưa sẽ hòa lẫn vào đất, để cho ngọn đồi này đỏ thẫm một ngàn năm, một triệu năm, cho tới ngày phán xét, vân vân và vân vân. Tôi đi đi lại lại mãi trong mưa, thằng Bo đã tè đến hai lần, ị một lần, mà không thấy một phát súng nào. Cha cúp máy. Tôi lại lướt qua đám người trong danh bạ, những con số vô hồn, không-chín-không, không-ba-bảy, mà trong đó, là những dòng chảy gặp nhau tình cờ. Đằng sau những con số, là những phận người. Những phận người nấp trong những con số, một con-số gọi cho một con-số để nghe một lời từ chối, một con-số gọi cho một con-số để cầu xin, tôi lướt qua những phận người khi tôi đang lướt qua cơn mưa, rồi bỗng dừng lại ở chỗ cô Mây, người mà tôi ghi trong danh-bạ, là Nhân viên thời vụ, tôi lắc đầu chua chát, rồi ghi lại một cái tên khác, tôi ghi, Hồ Ly, rồi bấm gọi cho con-số, chỉ để chờ đôi ba tiếng ò í e như thường lệ, nhưng ai ngờ, lần này, điện thoại đổ chuông. ** Buổi đêm, tôi rủ Xa và Ngộ ra quán Hai Lúa, một cặp vợ chồng già là chủ quán, mặc một triệu lớp quần áo để chống lại cái lạnh, ra tiếp chúng tôi. Tôi để hai cậu an-ninh gọi đồ ăn, tôi chỉ cần một bình rượu nóng, để trong một nồi nước ấm. Tôi vừa uống, vừa tiếp tục gọi cho Mây, tôi định gọi thêm một triệu năm nếu cô ả cứ ngoan cố không nhấc máy. Tôi gọi mãi từ lúc ở đồi Huy Hoàng, những tiếng chuông ngân dài không ngớt, và những hy vọng cứ thế phai dần. Tôi đã hy vọng cổ nhấc máy và nói chuyện, rồi tôi hạ thấp hy vọng, cổ chỉ cần nhấc máy mà không cần nói chuyện. Tôi gọi một triệu cuộc ở trên đồi. Tôi đi đi lại lại, một tay giơ cao điện thoại, một tay trỏ vào điện thoại, để cho tụi bắn tỉa biết, tao đang gọi, cho đồng bọn của tụi mày, làm ơnnnnn bắt máy. Bây giờ ở Hai Lúa, tôi thôi gọi, mà nhắn tin. Tôi thử một triệu cách, bắt đầu từ chào hỏi, rồi sang trách móc, rồi than vãn, rồi hăm dọa. Rồi tôi bắt đầu gửi thơ tình, tôi gửi hình tôi ở đồi Huy Hoàng, tôi bật điện thoại sang chế độ seo-phì, rồi phát giác, thằng ĐB bây giờ trong con mắt của ca-mê-ra, đáng thương như một cái mền rách. Tôi gửi tấm hình, rồi tôi gửi địa điểm ngọn đồi, xong tôi gửi thời gian cụ thể, tôi không còn một ý niệm gì về thời gian, nên phải hỏi thằng Ngộ xem, ngày mai là ngày mấy, thằng Ngộ nó hỏi tôi định làm gì. Tôi nói, tôi định, hẹn cô Mây chiều mai ở đỉnh đồi, tôi ra đứng gốc cây, cho cổ hành hình, để kết thúc chuyện này đi. Tôi lại uống bình rượu thứ hai, thứ ba, thứ bảy, chủ nhật, đến khi say hết cả. Tôi gửi thơ Thanh Tâm Tuyền, tôi trích đoạn Bắt Trẻ Đồng Xanh. Tôi chụp seo-phì tất cả các góc độ của gương mặt, xong tôi nghĩ ra một sáng kiến, là kéo chiếc quần đùi đang mặc lên và chụp đúng chỗ bị thương, để gửi cho cổ. Tôi chú thích: Nghiệp dư, con mồi vẫn sống. ** Tôi thơ thẩn đi dọc khắp mọi ngả đường ở đồi Huy Hoàng, nơi tôi đang tá túc. Tôi thơ thẩn đi trong mưa bụi Đà Lạt. Tôi buồn hiu hắt. Ở đồi, mỗi lần muốn ra ngoài, tôi phải báo trước cho Ngộ, để nó làm đủ mọi thủ tục tác chiến, nào là, điều vài ba chiếc xe-hơi lần lượt đậu trước cửa nhà rồi rời đi. Rồi trước khi tôi bước ra ngoài, nó gọi cho tổ đội cây-cảnh đang làm nhiệm vụ xung quanh đó, phải đi lòng vòng khám xét. Giang cứ nói mãi, Đà Lạt là vùng phi-quân-sự, không bên nào được nổ súng, mà thằng Ngộ cứ phải đúng-quy-trình. Cuộc đời tôi sau một đêm, từ một thằng chủ quán bia vô danh, được nâng lên tầm nguyên thủ quốc gia. Nếu có một điều gì mà tôi thù ghét, thì đó là sự nổi tiếng. Tôi sợ một cảm giác, đi đâu, gặp ai, ngồi chỗ nào, người ta cũng biết mình là ai, tôi sợ làm cái gì, người ta cũng để ý. Cuộc đời tôi sống, chỉ mong được ở trong tâm trí vài chục người là giá chót. Rủi thay, trong tâm trí của một trong những người đó, lại xem tôi như một nhiệm vụ, để mà ghi-chép, gạch-bỏ. Tôi đi trong mưa bụi Đà Lạt buồn hiu hắt, ở trung tâm ngọn đồi, có một gò đất nhô cao lên, trên đó có một khoảng đất rộng nhìn ra khắp thành phố. Tôi đòi đi lên, thì Ngộ lại can gián, rằng phải đề phòng bọn bắn tỉa. Tôi nói, thôi cứ để nó bắn, biết đâu bắn xong, nghe thằng ĐB gục ngã trên đồi, thì hồ ly mới xuất hiện, để ghi chép, vân vân và vân vân. Tôi đứng trên đỉnh đồi, dưới cơn mưa bụi, để lấy điện thoại ra, gọi cho hết người quen trong danh-bạ. Tôi gọi cho ba, cho mẹ, cho bà ngoại, hỏi thăm sức khỏe, rồi nói rằng tôi, đang đi du lịch, riêng với bà ngoại tôi không nói du lịch, mà tôi nói, trá-vồ, vân vân và vân vân. Tôi gọi cho anh Hố Đen, ổng vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Ổng cứ đinh ninh, rằng tôi dắt Mây đi du lịch, để ý đồ, để ván-đóng-thuyền. Ổng vẫn lo, rằng tôi làm cô Mây khổ, vân vân và vân vân. Tôi gọi cho Cha, Cha hỏi thăm, rằng tôi đã thú tội, với cô Mây tội-nghiệp chưa, vân vân và vân vân. Tôi đi đi lại lại trên đỉnh đồi, mưa lất phất trên vai áo, trên tóc, tôi vừa nói chuyện với Cha vừa giơ tay lên cao, tôi nói như đang la hét, tôi mặc chiếc áo thun màu đỏ, màu của tấm bia-ngắm, cố ý để bọn bắn tỉa thấy. Tôi vừa giơ tay, vừa đọc kinh, cho Cha nghe, để lỡ cô Mây lại bóp cò, lần này là đạn sát-thương, thì tôi cũng kịp để Cha làm xong nghi lễ. Tôi sẽ nằm trên vũng máu, lất phất trong mưa, máu và mưa sẽ hòa lẫn vào đất, để cho ngọn đồi này đỏ thẫm một ngàn năm, một triệu năm, cho tới ngày phán xét, vân vân và vân vân. Tôi đi đi lại lại mãi trong mưa, thằng Bo đã tè đến hai lần, ị một lần, mà không thấy một phát súng nào. Cha cúp máy. Tôi lại lướt qua đám người trong danh bạ, những con số vô hồn, không-chín-không, không-ba-bảy, mà trong đó, là những dòng chảy gặp nhau tình cờ. Đằng sau những con số, là những phận người. Những phận người nấp trong những con số, một con-số gọi cho một con-số để nghe một lời từ chối, một con-số gọi cho một con-số để cầu xin, tôi lướt qua những phận người khi tôi đang lướt qua cơn mưa, rồi bỗng dừng lại ở chỗ cô Mây, người mà tôi ghi trong danh-bạ, là Nhân viên thời vụ, tôi lắc đầu chua chát, rồi ghi lại một cái tên khác, tôi ghi, Hồ Ly, rồi bấm gọi cho một con-số, chỉ để chờ đôi ba tiếng ò í e như thường lệ, nhưng ai ngờ, lần này, điện thoại đổ chuông. ** Buổi tối, tôi rủ Xa và Ngộ ra quán Hai Lúa, một cặp vợ chồng già là chủ quán, mặc một triệu lớp quần áo để chống lại cái lạnh, ra tiếp chúng tôi. Tôi để hai cậu an-ninh gọi đồ ăn, tôi chỉ cần một bình rượu nóng, để trong một nồi nước ấm. Tôi vừa uống, vừa tiếp tục gọi cho Mây, tôi định gọi thêm một triệu năm nếu cô ả cứ ngoan cố không nhấc máy. Tôi gọi mãi từ lúc ở đồi Huy Hoàng, những tiếng chuông ngân dài không ngớt, và những hy vọng cứ thế phai dần. Tôi đã hy vọng cổ nhấc máy và nói chuyện, rồi tôi hạ thấp hy vọng, cổ chỉ cần nhấc máy mà không cần nói chuyện. Tôi gọi một triệu cuộc ở trên đồi. Tôi đi đi lại lại, một tay giơ cao điện thoại, một tay trỏ vào điện thoại, để cho tụi bắn tỉa biết, tao đang gọi, cho đồng bọn của tụi mày, làm ơnnnnn bắt máy. Bây giờ ở Hai Lúa, tôi thôi gọi, mà nhắn tin. Tôi thử một triệu cách, bắt đầu từ chào hỏi, rồi sang trách móc, rồi than vãn, rồi hăm dọa. Rồi tôi bắt đầu gửi thơ tình, tôi gửi hình tôi ở đồi Huy Hoàng, tôi bật điện thoại sang chế độ seo-phì, rồi phát giác, thằng ĐB bây giờ trong con mắt của ca-mê-ra, đáng thương như một cái mền rách. Tôi gửi tấm hình, rồi tôi gửi địa điểm ngọn đồi, xong tôi gửi thời gian cụ thể, tôi không còn một ý niệm gì về thời gian, nên phải hỏi thằng Ngộ xem, ngày mai là ngày mấy, thằng Ngộ nó hỏi tôi định làm gì. Tôi nói, tôi định, hẹn cô Mây chiều mai ở đỉnh đồi, tôi ra đứng gốc cây, cho cổ hành hình, để kết thúc chuyện này đi. Tôi lại uống bình rượu thứ hai, thứ ba, thứ bảy, chủ nhật, đến khi say hết cả. Tôi gửi thơ Thanh Tâm Tuyền, tôi trích đoạn Bắt Trẻ Đồng Xanh. Tôi chụp seo-phì tất cả các góc độ của gương mặt, xong tôi nghĩ ra một sáng kiến, là kéo chiếc quần đùi đang mặc lên và chụp đúng chỗ bị thương, để gửi cho cổ. Tôi chú thích: Nghiệp dư, con mồi vẫn sống. Tôi thôi ghi nhật ký lên tờ A4, bây giờ, tôi ghi vào tin nhắn, rồi gửi cô Mây. Sáng nay Đà Lạt mưa phùn. Vùng đất này như mưa quanh năm. Tôi vừa dậy, vẫn nằm trong chăn, vớ cái điện thoại để kiểm tra, vẫn không có một tín hiệu nào từ cổ. Tôi ngồi dậy, đặt cái gối ở thành giường, rồi tựa lưng vào. Tôi mở bài Mơ màng của Schumann. Tôi ngồi ghi nhật ký bên tiếng dương cầm, cho một con-số. Tôi đặt hẹn giờ, cứ sáu tiếng đồng hồ, tôi sẽ nhắn một lần. Trong tin nhắn gần nhất, tôi hỏi, tại sao cổ lại mở máy? Là để làm việc, hay điện thoại đã có ai nhặt lấy, hay, cổ bồn chồn chờ tin, từ con-số của tôi, xem nó có còn, hơi sức để gửi một thông điệp nào? Bây giờ, tôi đang ghi, rằng lẽ ra, tôi đã định làm tiệc chia tay cho cổ, trước đó một ngày, tôi còn định, đi cạo vôi-răng sạch sẽ, để nhỡ-sự, thì cũng sẵn sàng, tôi định đi hớt tóc, cắt lông-mũi, tôi cạo râu nhẵn nhụi, để nhỡ-sự, thì cũng sẵn sàng. Tôi còn chuẩn bị một bộ xống-áo chỉnh tề, áo sơ-mi xanh nhạt bên trong, áo vest xanh màu đêm bên ngoài. Tôi nhấn mạnh, trong nhật ký, rằng chúng tôi có thể đã là một-cặp-trời-sinh, nhưng vì một nhiệm vụ, cổ chà đạp tất cả. Tôi giận, nên tôi ghi một tờ đơn, trong tin nhắn. Tôi xuống hàng, viết hoa. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, tôi xuống hàng, tôi ghi. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG. Kể từ sau sự-cố-ám-sát, tôi không còn xưng anh-em, mà chuyển sang tôi-cô, để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của sự việc, tôi ghi, rằng, cô Mây, đã vi phạm pháp luật, nên tôi đề nghị, ngày-tháng-năm nào cũng được, tới đồi Huy Hoàng, để khắc phục hậu quả. Tôi nhấn nút gửi nhật ký, rồi tôi bước xuống nhà, đi lên gò đất, mà tôi tự đặt cho nó một cái tên, là chỗ-của-nhà-vua. Đến nơi, tôi thấy Giang và cô Linh, đang ngồi nói chuyện. Kể từ sau sự cố, tôi ít khi thấy Giang ngồi lâu một chỗ, có khi đang ngồi ở bàn họp, cũng là bàn ăn của khu nhà, thì thoắt cái, tôi thấy nó đi đi lại lại trước cổng nhà, nói chuyện điện thoại gần một tiếng đồng hồ, rồi biến mất gần như cả ngày. Sáng nay, tôi thấy nó có vẻ thảnh thơi hơn mọi ngày, nó đang nói về Hà Nội, với Linh. Cô Linh đang để cuốn sổ vẽ trên đầu gối, để vẽ Đà Lạt. Tôi thấy trong bức tranh, là hai đứa đang ngồi cạnh nhau, nhìn ra bầu trời, mây, và núi của Đà Lạt. Tôi nói, thôi cô Linh, đừng vẽ mây, mặt trời còn mãi, và như thế mãi, những ngọn núi, cũng trơ ra đó bao nhiêu năm nữa, còn mây, lúc vầy lúc khác. Giang cười, nói, chị Mây đang ở Đà Lạt, nên phải vẽ anh ạ. Tôi nói, sao nó dám chắc, rằng cô Mây ở đây? Thì Giang nói, là vợ chồng Kẹo Đồng, khẳng định. ** Tôi ngồi ăn phở ở quán quen, ba năm không ghé Đà Lạt, bà chủ quán vẫn yêu một ông chồng Tây, mà ban đầu tôi nghĩ, là ông chồng chỉ yêu vu vơ. Vì ông này, nhìn như tỉ phú đô-la, mà sang đây, phải bưng phở, đã vậy còn sợ cô vợ Việt một phép, tôi tưởng, chừng vài tháng là ổng chuồn thẳng về đế quốc, để ngồi máy bay riêng, đi du thuyền, nhưng không, ổng vẫn một phép, lăng xăng trong quán, một ông Tây phục vụ phở cho thằng Việt chính cống, hỏi một câu lơ lớ, an gi em oi. Tôi rời-rạc, nên tôi nói, an gi cung duoc. Thế là ông chạy vào chỗ bà vợ, khua tay, cố giải thích một yêu cầu, rồi lát sau mang ra cho tôi một tô phở tái, ngun ngút, đúng y như cách tôi thường ăn, là phần thịt tái được bằm ra, không để giá, nhiều nước béo, chén nước chấm không có tương-ớt, mà chỉ có tương-đen. Thì ra bà chủ quán vẫn nhớ tôi. Mấy bà mấy cô vẫn thường nhớ tôi, bà bán cà phê, bà bán phở, bà bán bún, bà bán tạp hoá, cô bán siêu thị, cô bán quần tà-lõn, cả những cô hẻm hóc, đều nhớ tôi. Tôi giơ tay lên ra hiệu cảm ơn, tôi nói với ông tỉ phú, rằng cam on. Quán đông nghẹt. Những cặp vợ chồng nào đồng lòng, thì làm chuyện gì cũng xong, cả những chuyện mờ ám. Như vợ chồng nhà Kẹo Đồng, đã chơi tôi một vố Kim Dung, hư hư thực thực. Dám nói với tôi, và các huynh đệ khác, Kẹo Đồng là ẩn dụ, cho tính sát thương của món quà. Nhưng Giang, giờ là Đồng chí G nói, Kẹo Đồng, đúng như cái tên, là kho vũ khí. Nó còn nói, anh nghĩ, cái tiệm đó, cả một tầng hầm, chỉ để làm vòng đeo chân thôi sao. Tôi hỏi, sao nó biết chuyện vòng chân tôi tặng cô Mây. Nó trả lời, rằng Kẹo Đồng, cũng là người của ông ngoại anh. ** Buổi đêm, tôi nằm trên giường ghi nhật ký. Tôi lại nghe Mơ màng của Schumann. Thằng Bo nhảy phốc lên giường, nằm cuộn tròn, cũng mơ màng. Tôi gửi cho cô Mây, tấm hình tôi chụp cổ, vài giây trước khi cổ xin lỗi cái-lò-nướng. Rồi tôi chú thích, rằng tôi đi tìm cô này, ai thấy thì chỉ giùm. Cô này, gái nhà lành, con chủ tiệm điện thoại, muốn mở thư viện. Cô này, khi đi dạo biển, hay có thói quen đưa tay lên trán để che ánh mặt trời chiếu vào mắt, vì cô nhất quyết phải được nhìn ngắm biển, bằng đôi mắt trần. Tôi nhắn, còn một thùng những vỏ sò cổ nhặt nhạnh để ở quán, chờ cổ tới lấy. Tôi còn gửi lời xin lỗi, cái quán, giờ như nghĩa trang. Tôi kết nhật ký, bằng câu, tôi sẽ tìm cô cho bằng được. Thực ra, tôi sẽ tìm được cổ, vì ba bữa nữa vợ chồng Kẹo Đồng lên, sẽ chỉ cho tôi vị trí chính xác của hồ ly. Tôi nói với Giang, sao không nói luôn qua điện thoại? Thì Giang nói, Kẹo Đồng không thuộc quyền chỉ huy của nó. Ông Ngoại tôi sắp xếp gia đình theo kiểu, chia để trị, không ai được biết mọi thứ, và cũng không ai quyết định mọi thứ. Hiện giờ tạm thời, các đơn vị, chỉ làm việc dưới trướng của Bà Vú, mà Bà Vú đã đi đâu vài ngày. Tôi hỏi Giang câu cuối, làm sao Kẹo Đồng biết chỗ của cô Mây, thì nó trả lời, hai vợ chồng, đã gắn chíp theo dõi, vào chiếc vòng chân ĐB. Tôi kể, đêm qua vợ chồng Kẹo Đồng vừa tới đồi Huy Hoàng, đã cho tôi thông tin của cổ. Đăng-nhỏ, cài cho tôi một phần mềm, vào điện thoại, rồi gõ vào đó một mật khẩu, thì tôi thấy cổ hiện lên trên màn hình, là một dấu chấm tròn nhỏ, cách đó chỉ vài kí-lô-mét, một dấu chấm cô độc. Dấu chấm đứng yên cả đêm. Tôi dành gần như cả đêm, để nhìn vào màn hình. Thấy tôi vuốt ve mãi điện thoại, thằng Bo cũng tham gia, định đưa lưỡi, liếm cái chấm tròn. Tôi tát nó, ngã lăn xuống giường, rồi tôi mò xuống giường, nói với nó. Đáng lẽ ra, cái chấm tròn này phải ở đây, cho nó ăn, cho nó uống, dẫn nó đi chơi. Tôi nói, tôi định chạy ra đó, xông vào, bắt cổ về. Nhưng vợ chồng Kẹo Đồng can gián, vì cái chấm tròn đang ở khu Chợ Đà Lạt, đông người, khó kiểm soát, và chắc gì, đó không phải là một cái bẫy. Đăng-nhỏ khuyên, tôi nên chờ vài ngày, khi nào cảm thấy an toàn, hẵng đi. Tôi kể, buổi chiều, vừa thấy cái chấm tròn di chuyển, thì tôi ngồi bật dậy, khoác vội lên người một tờ A4 tinh tươm, tôi gọi tắc-xi, và dặn thằng Ngộ, nhất quyết không được bám theo, tôi nói, đây là vùng phi-quân-sự, rằng tôi là công dân tự do, của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi đã quá vị thành niên gần hai thập kỷ, nên tôi đi đâu, làm gì, không phải việc của nó. Tôi gạt anh chàng qua một bên rồi đi thẳng ra cửa. Ngồi trên tắc-xi tôi ngồi không yên, tôi nói với bác tài-xế, tóc hoa râm, đang mải mê nói về những cột đèn xanh đỏ vừa xuất hiện ở Đà Lạt, rằng bác ráng đưa con đến nơi bình an vô sự, con phải sống, để làm rõ trắng đen, cái chuyện này. Ngồi trên xe, tôi lấy ra tờ A4, để phác thảo những phương án, cho buổi gặp gỡ mà những dấu chấm hỏi và chấm than, nhiều vô kể. Khi bước đến bàn ăn, tôi vờ như chân vẫn còn đau, nên đi khập khiễng. Cô Mây, sau một thoáng bất ngờ, đã kịp định thần, cổ đưa mắt nhìn chỗ chân bị thương trong tích-tắc, rồi lại nhìn ra ô cửa. Tôi nghĩ, cũng phải thôi, Mây thì phải nhìn bầu trời, trời chỉ có một, còn hải đăng, thì đâu cũng có, mất thằng này, thì tìm thằng khác. Tôi bước đến bàn ăn, kéo ghế, và ngồi xuống như một kẻ được mời, tôi vẫn không quên tỏ ra đau đớn, bằng cách nhăn nhó, rồi dùng đôi tay ôm lấy bắp đùi. Tôi hỏi thăm, rằng cô khoẻ không. Cô ả vẫn im lặng, và nhìn đi nơi khác. Tôi tỉnh bơ, và tôi cũng không lo lắng, việc cổ có rút súng hay không, vì đây là chỗ đông người, và hơn hết, là tôi đột kích bất ngờ. Tôi nhìn Mây, đã hơn hai tuần kể từ sự cố, nay tôi mới được gặp lại cô phụ bếp. Cổ gầy đi trông thấy. Trên bàn, chỉ có một dĩa xà-lách và một ly rượu vang. Tôi chợt nghĩ ngợi, rồi kéo ghế ra, quỳ xuống chỗ gầm bàn, vờ như đang tìm đồ đạc, chỉ để kiểm tra xem, cổ đang đeo bao nhiêu chiếc vòng, vì nếu có vòng ĐB, thì xem như, là thành tâm hối cải. Cô Mây giật mình, nói, anhhh Đăng, rồi kéo gấu váy xuống, làm tôi không kịp điều tra. Tôi đứng dậy và ngồi vào vị trí cũ. Xung quanh, vài thực khách đang nhìn chúng tôi với vẻ ái ngại, tôi giải thích rằng tôi làm rớt bộ chìa khoá, màu xanh, là chìa khoá mở căn biệt thự bờ biển, mà tôi định tặng, cho hôn-thê của tôi. Nói rồi, tôi hướng ngón tay trỏ về phía cô Mây, mà chẳng buồn kiểm tra xem cổ phản ứng như thế nào. Quán chúng tôi ngồi có tên là Nhà Gỗ, chỗ Mây ngồi nằm ngay ô cửa, từ đây, có thể nhìn ra một vườn rau, mà ngay sau đó, là vài chiếc ghế gỗ cho thực khách ngồi vây quanh một đốm lửa. Bây giờ là hoàng hôn, đồng hồ chỉ 5 giờ 22 phút. Tôi lấy trong túi ra một số tiền, rồi đặt lên phần bàn của Mây. Tôi nói, tôi gửi cô số tiền lương chưa trả, coi như ta không còn nợ gì nhau. Cô Mây vẫn im lặng, tôi hối thúc cổ, phải nói một điều gì đi, vì dẫu sao, cũng từng quen biết. Lúc này, cổ mới quay sang nhìn tôi, rồi hỏi, anh còn đau không? Tôi được thể, lại tỏ ra nhăn nhó, tôi nói, đau chỗ này, thì thấm gì. Thật ra, chân tôi đã đi lại bình thường, nhưng tôi muốn cô ả, phải cảm thấy tội lỗi, và trong tội lỗi, thì phải có đền bù, tôi đang ý đồ cổ phải đền bù, một đêm xứng đáng, hay gì đó. Bấy giờ, cô phục vụ bước tới đưa thực đơn, rồi hỏi xem tôi muốn dùng gì. Tôi trả lời người phục vụ, nhưng mắt tôi nhìn cô Mây. Tôi nói, ở đây, em có món ăn nào, mà ăn xong, thì đau chỗ nào, sẽ lành chỗ đó hay không? Tôi nói, ở đây, em có món uống nào, mà làm con người ta mất trí nhớ, hay không? Thấy cô phục vụ hơi lúng túng, lúc này tôi mới nghiêm túc, nói, anh đã ăn ở đây vài lần, em cho anh một phần thăn bò nướng, một con gà quay lu, và rượu vang đỏ. Tôi nói thêm, em để sẵn một xô đá, bỏ vào ba chai rượu, hai đỏ và một trắng, để cạnh bàn anh, đêm nay, những đêm cuối năm, bọn anh muốn làm một buổi tiệc nhỏ. Mắt tôi lại hướng về phía Mây, rồi nói, Mây, sao cô không ăn thêm món gì, không ăn không uống, thì lấy sức đâu, mà giết người? Đợi khi phục vụ đi khỏi, tôi hỏi cổ, tại sao lại ám hại tôi, tôi nói, tôi là một người bình thường, cuộc sống bình thường, không nằm trong một bang hội, tổ chức nào, không có một âm mưu nào, những điều răn tôi phạm, thì cũng chỉ là bịa chuyện và dâm ô, không lý nào, phải xài tới súng? Cô Mây, lúc này cầm ly rượu lên uống cạn một lượt, cô nhìn cái ly trống rỗng một hồi, xong mới nhìn tôi. Cô nói, có những việc, anh không có quyền lựa chọn, anh là người thừa kế của Đại tá Công, là kẻ thù truyền kiếp của nhà em, cho nên, anh sẽ bị săn đuổi, sớm hay muộn, anh cũng sẽ nhận ra, và sớm hay muộn, anh cũng sẽ như em, cầm súng và chiến đấu. Tôi lắc đầu, rồi tôi nhăn nhó, tôi nói, nhà cô bán điện thoại, ông ngoại tôi thì trồng ca-cao, cô lừa tôi một lần, nghĩ có thể lừa tôi được lần thứ hai? Ông ngoại tôi, sau chiến tranh, người ta kêu ở lại Sài Gòn, ở một căn biệt thự to đùng, mà ông từ chối, vứt áo về vườn, sống ẩn dật, thì thù với ai? Với đám tư bản như nhà cô? Đám tư bản mà ông tôi gặp, sau chiến tranh, chỉ toàn cựu chiến binh của phe địch, mà có một ông người Mỹ làm tôi nhớ mãi, vì ngồi nói chuyện cứ mỗi một phút, thì ổng xì-hơi một triệu lần, nghe như tiếng đại bác, nhưng tôi không nghĩ việc như vậy, có thể nảy sinh hận thù. Nên cô làm ơn, hãy một lần thật thà, với tôi. Rằng cô muốn gì? Cô muốn tài sản? Bao nhiêu, thì cứ nói ra. Đến cuối cùng, thì cũng chỉ có tiền, tiền và tiền thôi chứ gì? Tiền thì tôi có, lòng tin cho người khác, thì tôi cũng phải trong tốp-10. Cái tôi không có, là một cái mũi nhạy-bén, để có thể đánh hơi bọn hồ ly, yêu quái, mà thôi. Món gà quay được mang tới, vàng ươm và thơm phức. Cô Mây, có lẽ theo quán tính, đứng dậy, vẫn ân cần như mọi khi, lấy cho tôi phần ức gà, chỗ tôi thích nhất, rồi cho ra dĩa. Tôi nói, cô phải ăn thử trước, vì tôi không biết bên trong, có độc hay không. Có khi, ở đây đông người cô không tiện dùng súng, thì cô dùng cách hèn hạ này? Nghe xong, ánh mắt cô ả nhắn gửi một thông điệp, vẫn là cái lườm và nguýt mà tôi nhung nhớ suốt hai tuần trên gác vắng. Mây chọn phần gà cho mình, cô ăn, nghĩ ngợi, rồi cô nói. Đến một lúc nào đó, anh sẽ hiểu mọi việc. Bây giờ em chỉ có thể nói, Nhà anh và Nhà em, có cùng một tổ tiên, nhưng khác nhau về quan điểm. Ông ngoại anh, là người thừa kế đời thứ 17, của nhà Ba Gai. Còn em, là người của nhà Gươm Thiêng. Phải có một việc gì lớn sắp diễn ra, nên em mới được lệnh, phải tiêu diệt người thừa kế, là một việc tối kỵ, vì nó sẽ dẫn đến một cuộc chiến lớn. Có một điều em chưa hiểu, là vì sao Đại tá Công lại chọn anh? Một người sống hoàn toàn đứng ngoài thời cuộc? Và đã chọn anh, tại sao lại không hề cho anh biết? Việc đó, chỉ một mình anh có thể tìm ra được sự thật, Đại tá là người khôn ngoan, nên mọi việc ông làm đều có tính toán. Anh phải tìm ra sự thật, vì nếu không, anh sẽ chết trước sự thật. Tôi lại hỏi cô Mây, tại sao cô mở điện thoại, mà không trả lời một tin nhắn nào của tôi? Mây nói, cổ mở, để tôi có nhắn, thì cũng một phần nào, biết được tình hình của tôi. Cổ không thể trả lời, là bởi vì, các thông tin qua lại của những người làm nhiệm vụ, đều được lưu trữ ở bộ chỉ huy. Tôi lại hỏi, vậy có nghĩa là, cái nhà Gươm Thiêng con-đĩ-mẹ-gì-đó của cô, biết tôi, người thừa kế của nhà Ba Gai con-đĩ-mẹ-gì-đó, gửi thơ tình của Thanh Tâm Tuyền cho cô? Gửi bộ mặt thảm hại của tôi, cho cô? Tôi uống đến ly vang thứ ba, chỉ nhớ là trời đã sập tối. Tôi không biết mình đang lạc lối ở mê cung nào, và tôi phải làm gì tiếp theo. Tôi, một thằng ba-lăm chỉ sống cho bản thân, giờ được đôn lên làm lãnh đạo. Tôi có năng lực gì, mà Ngài Đại Tá, tám đứa con, cháu chắt đếm không xuể (đấy là chỉ mới nói trên giấy tờ), lại đi chọn, một thằng ngơ-ngáo, rời-rạc, như tôi. Như thể tố chất quan trọng để làm lãnh đạo, là biết giả vờ câm-điếc? Vì từ việc tổ chức con người, cho đến dụng binh, thì kinh nghiệm của tôi, chỉ là trông coi một nhóm làm web chưa đến mười-mạng, mà công việc thực tế ra, chỉ là những việc phong-thủy. Thì làm sao cáng đáng, chuyện lớn hơn, như chuyện Nhà anh-Nhà em? Đang nghĩ ngợi thì cô Mây lại nói, rằng, em được lệnh phải giết anh, nhưng lúc đó em không làm được, nên bây giờ, em sắp phải về Sài Gòn, để chịu tội, nên có khi lần này gặp nhau, là lần cuối. Cổ lại nói. Anh Đăng, anh là người tốt, anh vào cuộc chiến này là bất đắc dĩ, nhưng để tồn tại, thì anh phải chiến đấu, đừng chần chừ nữa. Bọn tôi đi qua một con hẻm vắng, đêm đen mịt mù, ánh sáng chỉ còn nhá nhem ở đoạn đầu đường. Đủ sáng để đi qua chúng tôi, và để lại trên bờ tường, hai cái bóng lẻ loi. Đủ tối, và an toàn, để thằng-đặc-công-tôi, có thể gọi Mây bằng em. Tôi bắt đầu dùng hai tay lục soát khắp người Mây, mặc cho cổ chống cự, đôi tay tôi rà từ trên xuống, tôi nói, anh phải kiểm tra xem, là em có mang theo vũ khí, hay không? Cổ nói, vũ khí, cổ để trong túi, và tôi nên dừng trước khi quá muộn. Tôi kịp dừng lại, ở phần mắt cá chân, và kịp nhận ra, ở chân phải, cổ đeo chiếc vòng ĐB. Tôi đứng dậy, để hai cái bóng liền kề nhau. Chúng tôi đứng dựa vào bờ tường, để nhìn ra đường phố. Đà Lạt 8 giờ đêm những ngày cuối năm đường đông đúc, bọn tôi ngồi tắc-xi từ Nhà Gỗ đến đầu đường Phan Đình Phùng, rồi từ đó tản bộ một quãng dài để đến đây. Tôi nói, đêm còn dài, nên tôi rủ cổ vào trung tâm, đi dạo, rồi ghé quán thịt rừng quen, nhâm nhi rượu nóng, rồi hẵng về. Tôi nói, nếu đúng đây là đêm cuối, thì dành thời gian nhiều một chút, cũng mất gì. Bây giờ, trong bóng tối mịt mù, sau một khoảng dài, tôi phá vỡ im lặng, nói với Mây, mà không nhìn cổ. Tôi nói, điều làm anh băn khoăn nhất suốt nhiều ngày qua, là đến một lúc nào đó gặp lại em, anh sẽ nghĩ gì? Cho đến hôm nay, anh đã có câu trả lời. Đó là, anh không thể hận em được, và anh muốn em phải biết, khi một người không thể hận ai đó làm mình đau, thì đó thật sự, là một may mắn. Đối với anh, đó còn là sự giải thoát. Bởi vì cả cuộc đời anh, có khi chỉ đi tìm, một người có thể khiến mình như thế. Một người có thể khiến anh macke, macke cái chết, macke một ngày, rồi sẽ hóa thành tro bụi. Một người khiến tâm trí anh, được bình yên. Một người, suốt đời có thể không cần phải gặp mặt, mà anh vẫn không hề thấy cô độc. Người đó đối với anh, là Mây đó. Nói xong, tôi lấy trong chiếc ba-lô ra một cái điện thoại, rồi đưa cho Mây. Tôi nói, anh tặng em một món quà chia tay, anh chọn màu tím, là bởi vì buổi chiều hôm xảy ra sự-cố-tàu-cá, anh đã ngồi ở nhà hàng Ra Khơi, giữa một màu tím lạ kỳ. Sau này em về Sài Gòn rồi, mỗi lần cầm nó, anh mong thỉnh thoảng em sẽ nhớ, buổi chiều hôm đó. Số điện thoại, là anh đăng ký, anh đứng tên, nên em không phải lo. Và anh sẽ chỉ liên lạc khi thật cần thiết. Nói rồi, tôi thấy cô Mây cầm món quà, lúc này vệt sáng đi ngang gương mặt cổ, làm tôi thấy, hai dòng nước mắt, đang rơi như thác đổ. Cổ nhắm nghiền đôi mắt, gục đầu, đôi vai rung lên từng đợt. Tôi mím môi, vỗ vai cổ, tôi muốn nói một điều gì đó, nhưng rồi lại không nghĩ được gì. Quán thịt rừng tôi dẫn Mây tới, là một quán tay-vịn, mà tôi và anh Hố Đen, hay gọi là hẻm-hóc. Ngày trước lần đầu tiên ghé quán, tôi cứ tưởng đây là một quán ăn đặc sản vùng miền. Nên tôi đi thẳng vào, dù thấy toàn những hớ hênh, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ, chắc đây cũng là, đặc-sản-vùng-miền, nên tôi vẫn vô tư nhờ mấy cô làm món, tôi xông thẳng vào bếp chọn thịt, tôi hối thúc mấy thằng ma-cô, làm nước chấm, tôi gằn giọng với một thằng đại-ca trong đó, là không đủ muối ớt như tôi yêu cầu. Tôi chọn cái bàn ngay giữa quán, 3 giờ chiều nên thưa khách, tôi ngồi ăn một mình, trong khi mấy cô, và ma-cô ngồi xung quanh. Theo lẽ thường, tôi phải bị trấn lột, rồi đánh cho một trận nên thân, nhưng có lẽ vì quá bất ngờ, và vì tôi ngơ-ngác đến khó tin, người ta không biết tôi đang diễn kịch, hay là công an chìm. Nên cả cái quán, chưa ai biết phải phản ứng, như thế nào. Lúc ra về, thằng đại ca, đang nướng và gói thịt đưa cho tôi. Nó hỏi, có thật là anh không biết, đây là quán tay-vịn không? Từ đó về sau, cứ mỗi lần đi Đà Lạt, là tôi lại ghé. Bây giờ, mỗi lần tôi ghé, là thằng đại ca và đàn em, khuân chiếc bàn để ngay giữa quán, cho tôi ngồi. Người ta không lạ gì tôi nữa, người ta chỉ thấy lạ, về cô Mây. Thằng đại ca, cứ đi đi lại lại, đợi lúc cô Mây bận rộn, thì ghé vào tai tôi hỏi, rằng bồ hả, hay tay-vịn, từ Sài Gòn lên. Tôi lúc này đã hai chai vang, và đang ngồi uống cốc thứ ba của loại rượu đi rừng hảo hạng của quán, tôi khoe, cô này (tôi chỉ vào Mây), là hôn-thê, đáng lẽ cưới, nhưng phụ huynh đòi ở-rể, nên rã đám, tôi nói, đêm nay là đêm cuối, ngày mai, cuộc đời của ai, người nấy sống. Thằng đại ca nheo mắt mấy cái, rồi khen tôi khéo chọn, nó nói, đêm nay nó mời. Cô Mây lại phân bua, bọn tôi là bạn. Thế là tôi đập bàn, làm mấy cô tay-vịn cùng khách khứa đang tác nghiệp xung quanh, phải giật mình. Ở đây tay-vịn, nhưng bật đèn sáng choang, như sợ, người ta không thấy đường, như để đám ma-cô, ngồi trong góc tiện quan sát những tác nghiệp của khách, mà dễ tính tiền boa. Mây hỏi tôi, nghĩ như thế nào, mà vừa tâm tình ngoài đầu hẻm, thành tâm lắm, mà giờ mời cổ, ngồi ở đây? Tôi cười xòa, tôi nói, một người muốn mở thư viện, đeo vòng hoa-cỏ-lá, một đêm tự dưng cầm súng không rung tay, thì không thấy lạ, vậy mà chỉ mới ngồi ở đây một chút, thì tỏ ra gái nhà lành. Lúc này tôi mới giải thích, lý do tôi chọn quán, là vì món heo rừng hầm sả của nó, là danh bất hư truyền. Tôi đã đi thử nhiều quán đặc sản vùng miền, người ta đèo tôi qua những đoạn dốc cheo leo, tới một cái chòi vùng sơn cước để tạc thù, vậy mà vẫn không có cái quán nào bán heo rừng, ngon hơn cái quán tay-vịn này, mấy thằng ma-cô ngồi trước cửa, tự nướng từng sớ thịt, có lần tôi ngồi luôn ngoài đó, đợi xong sớ nào thì ăn luôn, ăn rồi nhắm rượu, với mấy thằng ma-cô, những ngày Đà Lạt buổi chiều trời xám xịt buồn đến nao lòng, bọn tôi tạc thù, như huynh đệ trong giang hồ, còn mấy cô cứ ở trong bếp làm đồ ăn không ngơi tay. Đường đi đến nhà vệ sinh sẽ đi ngang khu bếp, tôi hay tạt vào cảm ơn mấy cô, mấy cô, đủ mọi độ tuổi, tôi cảm ơn từng người, và chào từng người, như lưu luyến lắm. Nên sau này mỗi lần ghé, tôi như người trong nhà. Quán tay-vịn này, thường cũng chỉ dừng đúng ở tay-vịn, là các ông ngồi uống rượu, rồi khoác tay mấy cô nói chuyện phiếm, việc sau bữa ăn tôi không rõ, nhưng ngay ở quán thì ít khi nào, đi quá giới hạn. Nên Mây ngồi, cũng không quá ngại ngùng. Cô Mây, nhà Gươm Thiêng, nghe cái tên thì dễ cảm giác, là con nhà quý tộc. Quý tộc, nên làm nhiệm vụ, bịa ra một giấc mơ, cũng phải từ thư viện trở lên. Giờ tôi dắt vô cái quán nhìn xập xệ, để hù dọa chút đỉnh cái môi trường sống, mà xem ra, cô ả tỉnh bơ. Ngồi ăn, khen ngon, rồi còn kịp làm quen, với mấy cô mấy bà. Ngồi ăn, rồi uống một hơi vài ba ly, tôi hỏi, uống cái gì mà dữ vậy, uống kiểu này thì lại có tiết mục, ngủ nhờ, cho mà xem, mà lần này, tôi nhất quyết không tha cho cô nữa. Nói đến đó tôi mới sực nhớ, cái chuyện tự-khuây-khỏa, nên tôi hỏi xem đêm đó, cổ có biết tôi làm gì trong phòng tắm, hay không. Cô Mây, lúc này cũng đã thấm rượu, mặt đỏ gấc hết cả, cô nói, may cho tôi là chỉ có thế, vì nếu hơn như thế, thì đời tôi đã kết thúc, từ đêm đó rồi. Cổ nói, cổ nằm, rồi nghe tôi thở mạnh, rồi nghe tiếng vòi nước, thiếu chút nữa, là cổ cười lớn, là bại lộ hết cả. Và cũng từ hôm đó, cổ mới thắc mắc, tại sao Đại tá Công, lại chọn một người như tôi. Nhà Ba Gai mười mấy đời, thủ lĩnh toàn văn võ song toàn, tư cách đĩnh đạc, sống một đời thét ra lửa, nên tại sao đến đời này, lại chọn một kẻ, như lúc nào cũng đang loay hoay giữa dòng. Cổ nói, từ ngày hôm đó, ngoài nhiệm vụ chính, cổ còn quan sát tôi kỹ lưỡng, để tìm hiểu sự thật, đằng sau quyết định của đại tá. SỰ THẬT? Tôi lại la lớn, làm phiền đến những tác nghiệp xung quanh. Tôi nhìn hết thực khách một lượt, rồi nói. Quý vị có thấy nực cười không? Hôn-thê của tôi, nói tôi sẽ xuống mồ trước sự thật, mà sự thật ở đây, là gì? (tôi uống cạn ly thứ tư), sự thật thì, tôi là một thằng simp-chúa. Cô ta bắn tôi (tôi bắt đầu đứng dậy, một tay chỉ thẳng vào ngực), ngay đây (tôi chỉ vào ngực thêm hai, ba lần). Xong cô ta nói chuyện không phải như anh nghĩ, chuyện là Nhà anh – Nhà em cái-mẹ-gì-đó, là sự thật đó quý vị? Tôi đọc báo mỗi ngày, tôi đọc cánh-tả-cánh-hữu, tôi đọc chủ-nghĩa-xã-hội, tôi đọc chủ-nghĩa-tư-bản, tôi đọc bọn đế-quốc, tôi đọc bọn phát-xít, tôi đọc triết-học, tôi đọc tôn-giáo, tôi đọc tôi đọc và tôi đọc vân vân và vân vân và vân vân. Cuộc đời tôi hiểu hết cả, nhưng trừ cô này ra. Cô này hai-lăm, cổ nói sự thật là nhà Ba Gai, nhà Gươm Thiêng, chuyện quan-điểm, cái-mẹ-gì-đó, quý vị nghĩ sao? Đến lúc này thì cô Mây đập ly lên bàn một cái rầm, và ngay sau đó, cổ gào tên tôi, cả tên, họ và chữ lót. Cổ gào, Mai Hải Đăng. Làm cho cả tôi và tất cả những người ở quán, gồm tôi ngồi bàn chính giữa, chừng hai mươi người ngồi ở ba bàn xung quanh, mấy bà, mấy cô từ trong bếp ngó ra, thằng đại ca và đám đàn em đang nướng thịt bên ngoài, đều đứng như trời chồng. Việc cô ả gọi tên tôi y như trong giấy khai sinh, không phải lần đầu tiên. Lần đầu tiên, là đêm sự-cố-tàu-cá, lúc tôi nổ máy đòi đưa cổ lên thiên đàng. Cổ gọi từ Anh Đăng, sang Đăng, sang Hải Đăng, Đăng Bông, rồi cuối cùng, khi tàu vừa rời bến được chừng mươi mét, cổ mới gào đủ họ tên, làm tôi phải chững lại. Và đàn bà con gái, bạn chững lại một lần, sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Lần thứ hai, cổ không năn nỉ, hay khóc lóc, mà cổ lên-lớp tôi trước bàn dân thiên hạ, ngay giữa quán tay-vịn. Cổ bắt đầu bằng đủ thứ sự việc, nhưng câu chốt hạ vẫn luôn là: Có biết không hả, Mai Hải Đăng? Cổ bắt đầu bằng chuyện tôi sống không-nên-thân, rồi đầu óc tôi lúc nào cũng trên-Mây. Cổ nói cái người chỉ biết có tiền, tiền và tiền chính là tôi, chứ không ai khác, rồi cổ nói, với thái độ như thế này, tôi thế nào cũng chết trận, rồi làm chết oan cả đồng đội. Cổ nói tôi điên, tôi tưởng đây là một trò đùa, hay sao, mà mấy hôm ở Đà Lạt, sáng thì xíu mại, chiều thì Phở, đêm thì thịt rừng, cổ nói, nếu tôi không có người đi theo, cổ đã định xông vào, làm thêm vài phát nữa, cho tôi tỉnh ngộ ra. Có biết không hả Mai Hải Đăng? Trong lúc Mây đang lên-lớp, thì tôi ngồi trên một chiếc ghế gỗ, đầu tôi gục xuống, hai tay ôm mặt, trông tôi bây giờ rầu như Sin-zi-í-ka-rì. Tôi giơ tay, khép nép, xin vài mươi giây nghỉ giữa giờ, để chạy vội ra chỗ thằng đại ca, nhờ nó mở giúp tôi bài Dạ Khúc. Bọn tôi đang ngồi giữa quán tay-vịn trong một đêm Đà Lạt những ngày cuối năm, Mây là cô giáo, tôi là học trò, những người còn lại, là bạn đồng-niên hoặc dự-thính, tôi vừa giơ tay lên đòi phát biểu, thì bài hát tôi yêu cầu cũng khởi sự những nốt nhạc đầu tiên. Tôi thôi gọi cổ bằng Mây, mà chuyển sang gọi bằng nhân-viên-thời-vụ, rồi đàn-bà-con-gái. Tôi nói, nhân-viên-thời-vụ cái-đĩ-mẹ-gì, mà gặp ai, mặc đồ cũ kĩ một chút, mặt buồn một chút, hay gặp ai, tặng cho thịt bò, thịt trâu, bánh trái, là bàn tay bắt đầu nổi gân xanh, rồi bắt đầu giảm mười phần trăm, làm như Bồ Tát? Tôi nói, nhắc nhở một chút, là làm-mình-làm-mẩy, kêu cấn trừ vô lương. Tôi nói, ngài Schubert mà còn sống tới ngày hôm nay, ngài mới hiểu đau khổ vì tình là gì. Người mình thầm thương lại đi yêu bạn thân? hao-ờ-bao’t, người mình thầm thương cầm súng, xông vào đòi chìa khoá nhà? Mây nói, đáng lẽ đêm đó tôi nên bắn vào đầu anh cho xong, tại vì kết cục của anh đằng nào cũng vậy. Mây nói, anh sẽ làm cả họ nhà Ba Gai đi vào quên lãng, có biết không hả Mai Hải Đăng? Tôi nói, giấy khai sinh ba mẹ tôi ghi, giấy báo tử con cái tôi ghi, nhà Ba Gai hộ khẩu thế nào, có phường chứng, không phải việc của cô. Tôi nói, việc của cô, cũng không phải là cô-giáo, việc của cô đáng lẽ ra, là ăn-ở với tôi (tôi đập bàn, lúc này thằng đại ca đã bước vào can gián), việc của đàn-bà-con-gái, là đẻ cho tôi vài đứa con (thằng đại ca can gián, thôi thôi), tôi đã định nói với cô, là đợt này tôi sẽ ở-rể (tôi đá cái ghế), ở-rể (tôi đá vào góc tường), ở-rể (tôi lại đập bàn). Tôi nói, tôi định thuê một chiếc mười-sáu-chỗ về Sài Gòn, tôi rủ đám khách hàng quen đi theo, tôi định, đêm khuya thanh vắng đứng trước cửa tiệm điện thoại để chơi bài Dạ Khúc, tôi nói, tôi sẽ làm việc mà ngày xưa ngài Schubert chưa làm được, đó là xông thẳng vào nhà người thương, nộp đơn xin việc, làm thằng ở-rể (tôi uống ly rượu đi-rừng thứ bảy, chủ nhật), xong tôi sẽ trở ra, để nói với bóng ma đang phủ lên tiệm điện thoại, rằng ngài siêu thoát đi. Rồi tôi đứng chờ một câu trả lời. Nếu câu trả lời là không, thì tôi nhờ thằng Giang đi mua quan-tài (tôi bắt đầu đứng lên và nhìn những bàn xung quanh), tôi nhờ thằng Phương đi mua áo-quan (tôi giơ tay làm một động tác biểu diễn), tôi nhờ Kẹo Đồng đúc cho một viên đạn, là chiếc vòng đeo lên cổ, trên đó khắc hai chữ Thằng ĐB, nhưng lần này ĐB, thêm hai dấu huyền (tôi giơ tay còn lại thể hiện một dấu huyền), xong tôi nhờ cả đám đóng nắp (tôi dùng hai tay thể hiện động tác đóng nắp), dán kín (tôi đập hai tay lên bàn, thằng đại ca can gián), như một chiếc điện thoại nguyên đai, nguyên kiện, bỏ lên chiếc mười-sáu-chỗ, chạy xuyên đêm về Mũi Né, đưa cho anh Hố Đen. Tôi nói, tôi sẽ ghi lên tờ A4 thứ mười tám, nhờ anh Hố Đen đưa tôi lên tàu cá, đi một quãng dài ba ngày ba đêm trước khi ném xuống biển. Có khi, bọn ma-da thấy quan tài lạ, bèn đem tới cho Đông Hải Long Vương. Long Vương thấy tôi không có hộ khẩu thường trú, bèn bàn giao lại cho Diêm Vương. Dưới địa ngục, tôi đòi đi đầu thai, thành một vị khách không-tên-không-tuổi, hàng ngày ghé quán chỗ cô Mây. Tôi đòi đầu thai ở một thế giới không có thời gian, tôi đòi thời gian của tôi chỉ là một buổi chiều, lặp đi lặp lại đến vô tận. (Tôi quay về phía Mây). Tôi nói, vậy bây giờ em Mây cho tôi hỏi, sau tất cả những chuyện này, câu trả lời của em là gì? Nếu câu trả lời là có, thì ngày mai em theo tôi bỏ trốn. Tôi nói, trong tài khoản tôi còn nhiều (tôi đưa điện thoại chỗ màn hình thể hiện số-dư, thằng đại ca can gián), nên chúng ta có lên rừng xuống biển, thì cũng nhà cửa đàng hoàng, điện, nước, in-tơ-nét. Gạch nhà tôi lót màu xám, trần nhà một lớp tường dày, trước cửa tôi xây một bức tường thành, xung quanh tôi trồng cây cảnh, dưới hầm tôi trữ lương thực quanh-năm. Tôi nói, nhưng trước tiên, cổ phải theo tôi về đồi Huy Hoàng, lên gác vắng, rồi đền bù một đêm xứng đáng, thì sáng hôm sau tôi sẽ xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. (Tôi bắt đầu ngồi xuống). Tôi lấy ra tờ A4 thứ mười chín (tôi như luôn có sẵn những tờ A4), để ghi ra một kế hoạch, tôi kê biên tài sản, rồi hứa sẽ cưa đôi với cô Mây (Schubert, Schumann, Stevie Wonders, Mark Kozelek, Mark Knopfler, Prince Rogers Nelson, Khổng Minh, Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, thằng đại ca, hết sức can gián). Tôi hứa, cho con cái học hành đầy đủ, ba tuổi cho học ngoại ngữ, bốn tuổi học đàn, năm tuổi đi du lịch đế quốc, lập gia đình có của hồi môn. Tôi hứa không phân biệt trai-gái. Tôi hứa cả đời, không truy cứu chuyện cũ. Tôi nói, cổ theo tôi về nhà, thưa chuyện với ba mẹ tôi, nhà tôi dễ tính, tôn trọng con cái. Lỡ như nhà phản đối, ba mẹ tôi lưỡng lự, thì tôi sẽ biểu tình, tôi nói, nếu lưỡng lự, thì hồi đó vừa đẻ ra, nhờ bà mụ bóp-mũi, cho rồi, vân vân và vân vân. Tôi nói, việc của thế hệ nào, thế hệ nấy lo, ông ngoại tôi đáng lẽ phải thấy, từ cái thời tôi còn mặc quần tà-lỏn in trên đó toàn những cà-rem, ngôi-sao, khỉ-gió, thì phải biết, là tôi không thể lãnh đạo ai, chuyện gì, vân vân và vân vân. Có biết không hả, cô Mây? Tôi bắt đầu khóc lóc, thằng đại ca và các cô tay-vịn nhào đến an ủi. Thôi thôi và thôi thôi. Tôi nói, nếu câu trả lời vẫn là không, giờ tôi ra Hồ Xuân Hương, cởi áo, bỏ dép, rồi trầm mình, như Schumann từng trầm mình, như thằng Vinh bạn tôi từng muốn trầm mình. Ở dưới tuyền đài, lần này tôi đòi đi đầu thai, làm công an phường, công tác ở chỗ cô Mây. Ngày cổ ra đời, tôi ghi gian dối ngày sinh, quê quán, thay tên đổi họ, để Mây của tôi không dính líu gì với nhà Gươm Thiêng cđm gì đó. Xong anh công an phường này, lại trầm mình để làm anh công an phường khác, của mười năm trước đó, ghi gian dối những khai sanh, hộ khẩu, cho anh ĐB hai dấu huyền, không díu líu gì tới ông Đại tá về vườn. Nói xong, tôi toan bỏ đi thật. Tôi toan cởi áo, thì thằng đại ca và mấy cô tay-vịn nhào đến an ủi. Thôi thôi và thôi thôi. Lúc này cô Mây mới đứng dậy và đến ngồi cạnh tôi. Bọn tôi đều đã say hết cả. Cô Mây mặt đỏ gấc, cổ nói, cứ cho rằng anh nghiêm túc, vậy thì kế hoạch bỏ trốn của anh là gì? Anh có biết, kẻ thù của anh ở đâu, như thế nào, mà anh cho rằng em và anh có thể biến mất được? Vì nếu có thể làm vậy, thì em đã làm điều đó từ lâu rồi. (Tôi đặt tay lên vai để trấn an cổ). Tôi lấy ra tờ A4 thứ hai mươi, để phác thảo một kế hoạch, cho một kịch bản tệ hại nhất, đầu tiên tôi vẽ một cây cầu, bên trái tôi vẽ Ngưu Lang, bên phải tôi vẽ Chức Nữ, rồi tôi ghi ra ngày tháng mỗi năm hai đứa gặp nhau. Cô Mây lắc đầu, nói tôi phải nghiêm túc. Thế là tôi nguệch ngoạc ở mặt sau của tờ A4 thứ hai mươi, những nguệch ngoạc hình thành một Cây Đa, rồi tôi vẽ hai con người, rồi tôi chú thích, Chú Cuội, và Hằng Nga. Cô Mây lúc này toan bỏ về, thì tôi níu tay cổ, rồi tôi lại ghi những chú thích, lần này chi chít chữ ở cỡ hai mặt của tờ giấy, rồi tôi ra hiệu cho cổ phải im lặng. Không được nói, không được hỏi. Để ngay cả thằng-đánh-máy, cũng không biết, những gì được ghi trong tờ giấy. Cô Mây đưa mắt nhìn một lượt hết những chú thích, lần này cô tỏ ra chú ý, thỉnh thoảng cô đọc, rồi đưa mắt nhìn tôi như một cách đưa ra một tín hiệu, thỉnh thoảng, cô chỉ tay vào một gạch đầu dòng trên tờ giấy để chờ một lời giải thích, thì tôi giải thích bằng cách gật đầu, hoặc lắc đầu, hoặc thể hiện câu trả lời qua ký hiệu từ đôi bàn tay. Đến khi không còn thắc mắc, thì cổ xếp đôi tờ giấy, rồi bỏ vào túi. Tôi nói, việc bây giờ, là cổ thu xếp hành lý, tôi dặn, cổ ra tiệm tạp hoá, mua xà-bông, dầu gội đầu, đồ phụ-nữ, vân vân và vân vân, rồi theo tôi bỏ trốn. Cô Mây lắc đầu, nói rằng cổ cần suy nghĩ thêm vài ngày. Cổ nói, bây giờ, chúng tôi cứ ngồi uống, rồi lát nữa, đường ai nấy đi. Chuyện kế hoạch, từ từ tính. Người tính một đằng, nhưng rượu lại tính một nẻo. Đàn-bà-con-gái, ngủ nhờ một lần, thì sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Lúc bồng Mây ra cửa quán, tôi nhờ thằng đại ca gọi tắc-xi để về đồi Huy Hoàng. Đặt cô Mây yên vị trên xe xong, tôi vẫy tay chào cái quán, bịn rịn lắm. Thằng đại ca gói cho tôi chút thịt khô và một chai rượu đi-rừng, nó nói, mang về cho bà xã. Tôi nói, em này, qua-đường thôi. Mấy cô tay-vịn bỏ mặc những vị khách trung-niên, xếp một hàng dài từ trong ra ngoài, nói, anh Đăng rảnh nhớ ghé, nhé. Tôi đưa mắt vẫy tay chào từng người một, rồi tôi hứa, sẽ còn quay lại. Suốt đoạn đường về nhà, cô Mây tựa đầu trên vai. Chúng tôi ngồi trên xe, nhìn ra đoạn đường đêm vắng ngắt, ánh đèn vàng men theo ô cửa tranh nhau từng đoạn sáng tối. Thỉnh thoảng, tôi trộm nhìn tóc Mây, mắt tôi đi theo làn gió, luồn qua làn tóc mây, của Mây. Thấy gió lạnh. Tôi đặt cổ dựa vào ghế, sau đó từ từ cởi chiếc áo ngoài của tôi, rồi khoác lên người cổ. Cảm giác như chỉ mới ngày hôm qua, tôi còn đang chở cổ, trên chiếc hon-đa đi từ bãi trước ra bãi sau. Tôi còn nhớ mình đã nói, ở đây (Mũi Né), du khách thường tắm ở bãi trước, dân bản địa tắm ở bãi sau, còn tôi, chỉ thích tản bộ ở bãi giữa. Đó là một khoảnh đất nhỏ hình vòng cung được ôm ấp bởi hai bờ đá, bãi giữa hoang vắng, và chỉ dài chừng vài trăm mét. Chúng tôi dừng xe, rồi men theo một lối mòn mọc đầy cỏ dại, trước khi đôi chân tìm được bờ cát trắng mịn màng, chúng tôi tiếp tục đi đến đoạn giao nhau giữa sóng và cát, rồi đứng ở đó chờ hoàng hôn. Tôi và Mây loanh quanh bãi giữa, loanh quanh những chuyện trò lặt vặt, những tàu thuyền, những tia nắng chiều, những ngập ngừng thoáng qua, những ưu tư khắc khoải của đời người. Mây tìm một nhành cây khô, rồi vẽ lên cát những dự định của cổ cho thư viện. Cổ vẽ lối đi, bảng chào, khu để sách. Cổ vẽ nơi cổ ngồi, trên một chiếc ghế đặt ngay trước cửa, mà cổ nói, mỗi sáng sẽ ngồi đó đón những giọt nắng đầu tiên ghé qua. Tôi tìm một nhành cây khô, rồi vẽ xung quanh thư viện một vườn hoa. Tôi vẽ thằng tôi đi dạo buổi sớm. Tôi vẽ đường tôi như một đường tròn, mà ở tâm, là nơi Mây ngồi đón ban mai. Buổi chiều hôm đó, chúng tôi đi theo những vệt dài hằn sâu trên cát, mặt trời ngã dần vào biển, màu trời ngã dần những sắc màu cam, vàng, tím. Cô Mây mang dép lê, đội một chiếc nón rộng vành. Có lúc, tôi đi gần cổ, chiếc nón rộng vành che nửa gương mặt, chỉ để lại một nụ cười dư âm quen thuộc. Có lúc, tôi lùi lại đằng sau để được nhìn những vết chân tròn Mây bỏ lại, tôi nhìn, bóng Mây đi qua mặt trời, lúc này chỉ còn là nửa đường tròn. Khi trời tối, nửa đường tròn mất hút, đường tròn tôi vẽ trên cát cũng theo màn đêm đi mất. Những cơn gió lạnh lại thừa cơ lẻn vào. Tôi cởi áo khoác đưa cho Mây, rồi tôi nói, mặc đi. Buổi chiều hôm đó và buổi đêm hôm nay, tôi đều muốn nói, mặc đi. Mặc kệ hết đi những bãi trước bãi sau. Mặc kệ hết đi, em theo anh tìm đường mòn, một đường khác. Buổi đêm hôm đó, tôi đưa cổ từ bãi giữa về quán bia, đường đêm những cột đèn hắt bóng hai con người. Đường đêm ánh trăng soi hai mái đầu xanh, giữa hai mái đầu là mười năm, giữa mười năm là những khoảng lặng. Đường đêm và những cơn gió lùa vào những khoảng lặng, cô Mây ghé vào tai tôi nói, anh chạy xe, anh lạnh hơn em, anh mặc đi. Buổi đêm hôm đó và buổi đêm hôm nay, vẫn một cảm giác bình yên giữa khoảng lặng, tôi đều muốn nói với cổ rằng, thôi, em mặc đi. Chiếc tắc-xi dừng trước đồi Huy Hoàng vài trăm mét. Anh tài xế nói, khu này là biệt phủ, người ngoài không được tới gần. Tôi nói, chỗ đó là nhà tôi. Tài xế nhìn một lượt từ trên xuống, thấy tôi nhếch nhác râu ria, dép quai kẹp, áo thun rách lỗ chỗ, thì lắc đầu đòi quay xe. Thế là tôi cõng Mây qua một đoạn đường dốc để về nhà. Tôi chưa bao giờ gần Mây như đêm nay, mái tóc cổ xõa trên bờ vai tôi, hơi thở cổ gần hơi thở tôi, đôi tay cổ ôm chầm lấy tôi. Cô gái qua-đường này, đã theo tôi qua-bao-đường. Cô gái này, đã đưa tôi qua một ngã rẽ, mà tôi không biết, sẽ đưa tôi đến ngõ cụt, hay là một lối thoát. Cô gái này, đã làm cả ba bộ-chỉ-huy bối rối, lúc ngồi trên xe, bộ-chỉ-huy tim và não ra lệnh cho tôi cởi chiếc áo ngoài, mà trước khi khoác lên người cô Mây, bộ-chỉ-huy còn lại vẫn kịp dặn dò phải đưa mắt nhìn, qua chỗ da thịt phập phồng. Đang mãi nghĩ ngợi, thì tôi thấy, một chiếc xe bốn-chỗ trờ tới, là thằng Xa và Ngộ. Vậy là, hai thằng đã đi theo tôi từ buổi chiều. Vừa thấy bọn nó, tôi làm ra vẻ nghiêm trọng, rồi thông báo rằng, tôi đã bắt được thủ phạm, của vụ ám-sát-hụt, và bây giờ, tôi đang đưa thủ phạm, về trị tội. Hai thằng không nói gì, đề nghị chở tôi về nhà. Tôi lắc đầu, vẫn cõng thủ phạm. Đến trước cổng đồi Huy Hoàng, thì hai tên gác cổng, tướng tá như hộ pháp, luýnh quýnh, đợi tôi phải lặp lại một lần nữa thông tin quan trọng, rằng đây là tội phạm nguy hiểm, cần áp giải khẩn cấp, rồi đợi cho thằng Ngộ tới xác nhận, thì hai anh mới mở cánh cửa lớn cho chúng tôi vào. Tôi vẫn không lên xe mà đi một đoạn đường ngắn trước khi đến khu biệt thự. Vừa vào bên trong, tôi thấy Đồng chí G, Linh, vợ chồng Kẹo Đồng và bây giờ có thêm Phương, đang ngồi ở bàn ăn. Thấy tôi cõng cô Mây trên lưng, vẫn rất bình tĩnh, Đồng chí G tiến đến, nói, tôi nên để cô Mây ngủ một mình, có người canh gác, vì dẫu sao, đây cũng là người nhà-bên-kia. Tôi khoác tay ra vẻ từ chối, nói rằng cổ vô hại, rồi đưa cho G khẩu súng ngắn nằm trong túi cô Mây. Tôi một mực cõng thủ phạm lên gác vắng. Tôi mở cửa phòng, đặt cô Mây lên giường. Xong xuôi hết, tôi tìm một góc phòng để ngồi nghỉ ngơi, thằng Bo, sau một buổi chiều cô đơn, đã cởi bỏ lớp áo nghệ sĩ rởm, cuốn quýt quanh chỗ tôi ngồi, rồi lại lần mò đến chỗ Mây đang nằm, để điều tra, về điều gì tôi không rõ. Tôi ngồi trong góc phòng, tôi nhìn quanh căn phòng. Tôi đứng dậy đi đến chỗ giường ngủ, để ngồi cạnh cô Mây. Cổ vẫn ngủ say, người hướng về phía cửa sổ. Đồng hồ lúc này chỉ 11 giờ 7 phút đêm. Bên ngoài mưa rơi lấm tấm bên cửa sổ. Tôi vuốt tóc Mây, tôi len những sợi tóc qua vành tai. Tôi vuốt tóc Mây một đoạn đường đủ dài và đủ lâu, cho một tuần lễ chờ đợi. Tôi ngắm Mây một hồi, rồi tôi nói cổ cứ ngủ. Tôi nói, nhân lúc cổ ngủ, cho phép tôi lập một lời thề, qua chuyện này, tôi sẽ tu tập, làm một thằng nên-thân, làm một chỗ dựa vững chắc, làm tán cây che đầu. Tôi hứa bỏ bia, bỏ rượu, bỏ phim tình cảm đế quốc, bỏ phim tình cảm phát-xít-châu-á, tôi hứa bớt chuyện dâm ô. Thề thốt đâu ra đó xong, tôi phủi tay đứng dậy, tát thằng Bo mấy cái, kêu nó qua góc phòng, để yên cho Mây ngủ. Tôi đi ra cửa sổ, để đếm những hạt mưa lấm tấm, mắt tôi ngốn từng hạt buồn lấm tấm. Tôi ước gì đây là một giấc chiêm bao, nhưng sự đời trớ trêu, vết đạn y nguyên, vết lòng y nguyên. Tôi biết đây là con đường mà tôi phải đi, một-chiều, không-khứ-hồi. Đà Lạt những ngày cuối năm đường vắng tanh. Từ đồi Huy Hoàng nhìn xuống là hai lối đi ra hai ngả đường, mà đường nào với chúng tôi bây giờ, cũng là ngõ cụt, không gặp hộ-pháp, thì cũng lùm-cây. Tôi và Mây bây giờ, chỉ có cách đâm đầu, vào đường mòn. Mê cung này toàn những ngõ hẹp. Tôi nhìn tôi phản chiếu qua lớp kính cửa sổ, nước mưa bám vào tóc trên kính, vào trán trên kính, rồi như bám vào mắt trên kính, hay ở ngoài kính, tôi không rõ. Tôi nhìn cô Mây tôi nhìn theo nhịp thở, tôi nhìn đôi mắt nhắm. Thấy Mây bắt đầu co ro vì lạnh, tôi bước tới chỗ giường và khoác thêm chiếc áo ngoài, tôi nói, mặc đi. Tôi tìm đến chiếc điện thoại, để mở bài Tám Chữ Có. Tôi tìm một cái ghế, ngồi nhìn ra cửa sổ ở bên trái, nhìn Mây ở bên phải. Tôi ở giữa, để cùng não tôi đi tìm một đường mòn. Đang lần tìm vô vọng, thì tôi nghe tiếng gõ cửa, là cô Vi, tôi mời vào. Cô Vi chầm chậm bước tới ô cửa nơi tôi đang ngồi, cổ nhìn cô Mây một lượt, rồi cổ nói, rằng nếu tôi nghe lời khuyên của Đồng chí G, là để cô Mây ngủ một mình, có người canh gác, thì cổ sẽ đưa cho tôi xem, món quà Mây tặng cho tôi, ngay bây giờ.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *