Phỏng vấn thầy Lam: Làm thế nào để trở thành một người viết giỏi ?

Với mong muốn làm cho blog ngày càng hấp dẫn, tui quyết định thêm vào series bài viết phỏng vấn những người mà tui quen biết với các chủ đề mà họ nắm rõ hoặc yêu thích. Bài phỏng vấn đầu tiên này là dành cho thầy dạy Văn hồi cấp 3 của tui, thầy tên Huỳnh Vũ Lam. Mục đích của buổi phỏng vấn là tui muốn biết làm sao để có thể cải thiện khả năng viết lách.

Ban đầu tui định chắt lọc thông tin từ buổi phỏng vấn này rồi biên tập lại thành một bài viết nhưng nghĩ lại nó có vẻ khuôn mẫu không hấp dẫn, nên tui sẽ copy toàn bộ buổi chat với thầy vào đây. Nội dung được giữ nguyên 99%, tui chỉ biên tập các lỗi đánh chữ và thêm, xóa một ít cho liền mạch. Trong buổi chat này, thầy tui là nhat huy, tui là Scaramouch

Hy vọng cuộc phỏng vấn này có ích, tui yêu các bạn.

Scaramouch: Thầy ui thầy có đó không ?
nhat huy: hi
nhat huy: lâu quá mới gặp
Scaramouch: dạ
Scaramouch: hehe
Scaramouch: em có cái này muốn hỏi thầy
nhat huy: công việc thế nào?
Scaramouch: dạ
Scaramouch: ổn ạ
Scaramouch: em có cái này muốn hỏi thầy
nhat huy: ừ
nhat huy: hỏi đi
Scaramouch: em bắt đầu tập viết lách khi rảnh và em đã viết một số bài được đăng trên báo mạng
nhat huy: ừ
nhat huy: được đấy
Scaramouch: em muốn hỏi thầy cách học viết
Scaramouch: viết sao cho hay, mạch lạc
Scaramouch: tức là để viết tốt em cần bổ sung những kiến thức gì ?
nhat huy: bản thân em đã viết hay rồi
Scaramouch: dạ
Scaramouch: nhưng vẫn còn phải học hỏi nhiều
nhat huy: còn mạch lạc thì
nhat huy: phải dựa vào suy nghĩ thôi
nhat huy: tư duy em có mạch lạc thì em viết ra sẽ mạch lạc
nhat huy: và ngược lại
nhat huy: em có thể mua một số cuốn sách hướng dẫn cách viết tin, phóng sự báo chí để tham khảo
nhat huy: hoặc lên trang web của BBC để tải về những bài dạy viết báo của BBC
nhat huy: BBC là một trong những hãng thông tấn lớn
nhat huy: những gì họ nói rất gần gũi dễ hiểu nhưng cũng rất sâu sắc
nhat huy: hãy đọc những bài báo của BBC để tìm cách viết cho mình
nhat huy: ở VN thì có thể tham khảo cách viết của báo Thanh niên
Scaramouch: dạ, em sẽ làm theo lời thầy dặn. Còn về cấu trúc câu thì sau thầy, cũng như việc em ko biết về chủ ngữ, tính từ, giới từ gì hết. Em dốt ngữ pháp, thầy biết mà ^^ . Những cái đó phải cải thiện thế nào. Tức là em có phải học ngữ pháp không ?
nhat huy: không cần
nhat huy: ngữ pháp là cái rèn cho học sinh từ nhỏ
nhat huy: bây giờ em lớn rồi
nhat huy: học ngữ pháp chẳng những không giúp ích được gì mà còn làm rối thêm mỗi khi viết
nhat huy: em cứ viết theo suy nghĩ của mình
nhat huy: đó là ngữ pháp
nhat huy: em viết mà người ta đọc và hiểu được
nhat huy: đó là ngữ pháp
nhat huy: ngữ pháp chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày
Scaramouch: dạ, cám ơn thầy lắm lắm, thầy dạy dễ hiểu quá ^^
Scaramouch: cho em hỏi nữa
Scaramouch: còn văn phong ?
Scaramouch: làm thế nào để mình có một văn phong riêng ?
nhat huy: văn phong là cách thức em dùng từ, đặt câu
nhat huy: văn phong là cách em triển khai vấn đề
nhat huy: văn phong là cách em suy nghĩ, phê phán, đúc kết từ một sự kiện
nhat huy: văn phong là cách em thể hiện tình cảm của mình trước nhân loại qua bài viết
nhat huy: tóm lại văn phong chính là kiểu con người của em
nhat huy: em có lối sống thế nào thì văn phong của em thế ấy
nhat huy: nhiều nhà văn lớn không hề biết gì về ngữ pháp
nhat huy: về văn phong
nhat huy: mà vẫn nổi tiếng
Scaramouch: dạ
Scaramouch: cho em xin hỏi tiếp nhé
nhat huy: ok
nhat huy: hỏi đi
Scaramouch: Khi viết một bài viết. thầy bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào ? Ý em hỏi là cái quá trình viết một bài đó.
nhat huy: cái này có nhiều chiêu thức lắm
nhat huy: không thể nói gọn được
nhat huy: có khi nó giống như văn học trò
nhat huy: có khi nó rất tự nhiên
nhat huy: có thể đọc báo trên mạng với mục tiêu ko phải tìm thông tin mà tìm hiểu cách triển khai
nhat huy: thì em sẽ rút ra một số kinh nghiệm
Scaramouch: vậy thầy bắt đầu bằng một dàn ý gồm các gạch đầu dòng
Scaramouch: hay bắt đầu bằng viết viết nháp bất cứ cái gì nghĩ ra trong đầu ?
nhat huy: bắt đầu bằng bằng các gạch đầu dòng, cái đó là chắc
nhat huy: thầy thường có dàn ý
nhat huy: hơi giáo khoa khuôn mẫu phải không ?
nhat huy: ^^
Scaramouch: theo kinh nghiệm cá nhân thì thầy thấy phần nào là khó nhất, công việc nào là khó nhất khi viết
nhat huy: khó nhất là xử lí các thông tin, các sự kiện, các con số sao cho hợp logic, thuyết phục
nhat huy: sắp sếp sự kiện nào trước, sự kiện nào sau
nhat huy: cái nào là trọng tâm, cái nào làm nền
Scaramouch: dạ
nhat huy: từ đó mới có những nhận xét
nhat huy: những lời bình
nhat huy: những ý kiến
Scaramouch: thầy thích viết thể loại nào nhất ạ ?
nhat huy: bút kí
nhat huy: tùy bút
….
Scaramouch: em cám ơn thầy nhiều nhé
nhat huy: ok
nhat huy: bữa nào lên SG đi uống gì nhe
nhat huy: khoảng đầu tháng 8 tui lên trển đó
Scaramouch: Em có thể đưa những câu hỏi và trả lời buổi chat hôm nay lên blog của em không ? vì em tin rằng những người bạn mê viết lách của em sẽ học được nhiều thứ lắm !  nghe thầy ^^
nhat huy: cũng được
nhat huy: đấy là một ý hay
Scaramouch: dạ
Scaramouch: cám ơn thầy
Scaramouch: tháng 8 thầy lên em mừng quá
Scaramouch: vừa được nhậu vừa học hỏi nữa
Scaramouch: em thương thầy quá ^^
Scaramouch: em cám ơn thầy, bb
nhat huy: bye

Nói thêm một chút về Thầy Lam, thầy là người thầy duy nhất gần gũi với mấy thằng cấp 3 tụi tui. Thầy đang sống và làm việc tại Sóc Trăng, vừa làm luận án về người dân tộc đạt điểm cao chót vót ^^. Thầy thường ngồi uống bia và dạy cho tụi tui rất nhiều thứ: về cuộc đời, gia đình, tuổi già, thơ..Hồi tui học thầy, con điểm cao nhất tui đạt được là 7, khi thầy cho cả lớp bình một bài thơ của Xuân Diệu, bài mà có câu “Em bước điềm nhiên không vướng chân” đó ^^.

Take care, everybody.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *